Ba điều kiện cần có nếu muốn các doanh nghiệp tư nhân bứt phá

Đã có nhiều kiến nghị đến từ khối doanh nghiệp tư nhân, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và khâu cải cách hành chính.
Ba điều kiện cần có nếu muốn các doanh nghiệp tư nhân bứt phá

Tại Tọa đàm “Doanh nghiệp tư nhân cùng Chính phủ bứt phá”, sự kiện do Kênh truyền hình Kinh tế - Tài chính VITV tổ chức, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho biết, với nguồn vốn 1,5 triệu tỷ mà doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước đang nắm giữ, thì phải phát huy hiệu quả sử dụng đồng vốn này lên. Đồng thời, phải cải cách thể chế, mở rộng môi trường kinh doanh để tỷ trọng của kinh tế tư nhân đóng góp cho nền kinh tế ngày càng lớn.

"Tôi cho rằng, cần phải tạo môi trường bình đẳng để doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, hoàn toàn là doanh nghiệp tư nhân sử dụng nhiều quỹ đất làm bất động sản chứ không có doanh nghiệp nhà nước. Thặng dư về bất động sản và chênh lệch địa tô là doanh nghiệp tư nhân thu nhiều nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Do đó, cần phải có cái nhìn khách quan hơn", ông Kiên nhấn mạnh.

Còn ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh, muốn doanh nghiệp bứt phá, thì trước hết phải có sự bứt phá quyết liệt hơn, đổi mới thực chất hơn ở môi trường kinh doanh. Bởi lẽ, với các doanh nghiệp, không cần bảo họ bứt phá mà chỉ cần có một đường đua không chông gai thì họ có thể tự biết được làm gì.

Theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, “bứt phá” không phải chỉ là chỉ tiêu kinh tế mà cần phải hiểu là sự bứt phá cả về tư duy, cải cách thể chế, nâng cao thủ tục hành chính…

Nhìn xa hơn, ông Đoàn cũng cho rằng, đó chỉ là những điều kiện cần, cái quan trọng mà doanh nghiệp quan tâm chính là chất lượng tăng trưởng tương lai của họ, tức là chất lượng bền vững.

“Tôi tin là doanh nghiệp Việt Nam nhất là doanh nghiệp tư nhân đều kiên trì và quyết tâm bứt phá, nếu Chính phủ đưa ra sự công bằng và chính sách hợp lý đối với tất cả các thành phần kinh tế”, ông Đoàn nhấn mạnh.

Kiến nghị về việc cần được lắng nghe nhiều hơn từ phía các cơ quan quản lý, ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tái cấu trúc doanh nghiệp Việt cho rằng, trong thời kỳ 4.0, không khó khăn khi Chính phủ lập ra cổng thông tin, trực tiếp kết nối với Thủ tướng, chia các doanh nghiệp ra giai đoạn: doanh nghiệp ươm mầm, startup, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn…, mỗi doanh nghiệp đề xuất gì, mong muốn gì, thì mới có thể bứt phá được.

Đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan ban ngành trong thời gian vừa qua, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex cho rằng, thời gian qua, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có những thay đổi đáng ghi nhận, doanh nghiệp đã có nhiều thuận lợi để hoạt động và “bứt phá” trong năm 2019 – năm bản lề tăng tốc để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020.

Ông Đào Ngọc Thanh - Chủ tịch HĐQT Vinaconex

Tuy nhiên, để “bứt phá”, theo ông Thanh, cần phụ thuộc vào 2 yếu tố. Đó là bản thân Chính phủ có tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân bứt phá hay không? Và chính doanh nghiệp tư nhân liệu có đủ năng lực, trình độ và sự quyết tâm bứt phá không?

“Điều đầu tiên vẫn cần chính là từ Nhà nước” – ông Thanh nhấn mạnh và lấy dẫn chứng, năm 2017, khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) bán trên 20% vốn của Vinaconex trên sàn chứng khoán nhưng không ai mua, nhưng năm 2018 đã khác, Nhà nước bán toàn bộ cổ phiếu của Vinaconex, cuộc đấu thầu rất thành công, Nhà nước thu về gần 10.000 tỷ đồng.

"Sang năm 2019, với những thay đổi với về cơ cấu sở hữu, Vinaconex tự tin sẽ có thể đạt mức tăng trưởng 50% đi cùng với lợi nhuận tăng trưởng 30%", ông Thanh khẳng định, nhưng cho rằng, để làm được điều đó, Chính phủ cần tạo cơ chế và bản thân những doanh tư nhân như Vinaconex cần có đủ trình độ quyết tâm.

Cũng tại tọa đàm, đã có nhiều ý kiến từ góc độ cơ quan quản lý, chuyên gia kinh tế.

TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, thời gian qua, tuy cải cách hành chính có giảm và thủ tục thuận lợi hơn nhưng vẫn còn không ít những thủ tục làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Nếu muốn doanh nghiệp tư nhân bứt phá thì chất lượng quản lý nhà nước các cấp, các ngành, các vùng phải có sự bứt phá thực sự.

“Ba điều kiện cần có nểu muốn các doanh nghiệp tư nhân bứt phá, đó là cần phải nâng cao chất lượng, Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các doanh nghiệp cần phải khai thác hiệu quả nguồn vốn ở bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI”, ông Thắng nhấn mạnh.

Trong năm 2018, cả nước có 131,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.478,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017.

Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam đạt kỷ lục về tăng trưởng doanh nghiệp. Bên cạnh việc tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng 10,2%, đạt 11,3 tỷ đồng.

Nếu tính cả 2.408,8 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm nay là 3.886,9 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, năm 2018 còn có 34 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 28,6% so với năm trước.

Theo Thành Nguyễn-Trang Việt/Tinhnhanhchungkhoan

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…