Ba mối quan hệ giúp doanh nhân thành công

Người tiêu dùng, người có sức ảnh hưởng và đối thủ cạnh tranh đều nên là một phần của mạng lưới mối quan hệ của một doanh nhân, theo Sujan Patel – doanh nhân, marketer, đồng sáng lập web Profits.
Ba mối quan hệ giúp doanh nhân thành công

Là một người yêu công nghệ, Sujan Patel nhận ra rằng bên cạnh việc tạo môi trường thuận lợi cho những phát kiến, rút ngắn khoảng cách liên lạc giữa con người, công nghệ còn có một mặt trái. Đó là đánh mất sự riêng tư. Dĩ nhiên, chúng ta có thể gửi email đến hàng ngàn người cùng lúc, nhưng đó có phải là điều họ muốn nhận không?

"Trên website riêng, diễn giả chuyên nghiệp Patricia Fripp chia sẻ: “Công nghệ không vận hành doanh nghiệp. Mối quan hệ mới làm điều đó”. Và tôi đồng ý", Sujan nói.

Nếu bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công, bạn cần tập trung vào xây dựng mối quan hệ với ba nhóm chính: khách hàng, người ảnh hưởng và đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là những chia sẻ của Sujan Patel về lợi ích khi xây dựng ba mối quan hệ này.

Khách hàng sẽ yêu mến bạn

Bạn có thể tự nói rằng “Đó là điều hiển nhiên. Kinh doanh thì phải xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng chứ”. Nhưng nói vẫn dễ hơn làm. Trong số những mối quan hệ của bạn hiện có, khách hàng là đối tượng quan trọng nhất và cũng là mối quan hệ khó duy trì nhất.

Đó là vì khách hàng biết khi nào thì bạn đánh mất bản sắc của mình. Họ đã bị theo đuổi suốt nhiều năm bởi những thương hiệu luôn “nóng lòng” có một cú nhấp chuột hoàn tất đơn hàng. Nhưng người tiêu dùng muốn nhiều hơn cả một lần chi trả. Họ muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài với một thương hiệu.

Vậy, làm sao bạn có thể làm được? Chiến lược của bạn cần phải có hai yếu tố quan trọng: Lắng nghe và thấu hiểu. Hãy trao cho khách hàng điều họ muốn.

Trước khi tôi bắt đầu bất cứ chương trình hay chiến dịch marketing nào – hay thậm chí là bài viết này – tôi cũng nghiên cứu những khách hàng của mình. Tôi đang muốn marketing đến ai? Những người ấy đang muốn gì? Những câu hỏi đơn giản này giúp tôi hiểu hơn về nhu cầu của những khách hàng của mình, và cách mà doanh nghiệp của tôi có thể đáp ứng nhu cầu đó.

Một điều quan trọng khác đó là cần đảm bảo rằng khách hàng của bạn cảm thấy đặc biệt và được trân trọng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách cá nhân hoá email của bạn, gửi những món quà đặc biệt đến những khách hàng quan trọng, và chủ động gặp riêng những khách hàng không hài lòng với công ty của bạn. Bạn sẽ muốn khách hàng của bạn biết về bạn và công ty tốt hơn. Vì khi họ biết thêm về bạn, họ sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn.

Người ảnh hưởng sẽ hợp tác cùng bạn

Mọi ngành công nghiệp đều có những tác nhân thúc đẩy riêng. Họ là những người có thể tạo ra xu hướng, nhu cầu mới trong một mảng nhất định. Và kết nối thương hiệu của bạn với những người có sức ảnh hưởng này sẽ mang đến kết quả kinh doanh khả quan cho bạn.

Xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng là điều quan trọng, nhưng đó không phải là cách duy nhất. Đôi khi, một bữa tiệc bên ngoài có thể mang đến cho bạn nhiều đối tác có giá trị trong xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần có mối quan hệ sâu sắc với những người có sức ảnh hưởng.

Trong vòng vài năm qua, tôi đã kết nối với các marketer và chuyên gia ứng dụng trong lĩnh vực đang kinh doanh. Tôi kết nối với họ qua email và nuôi dưỡng mối quan hệ với những người này. Song, tôi không nhất thiết phải bước ra và hét lên “Này, hãy giúp tôi việc này với”. Thay vào đó, tôi bắt đầu ngỏ lời rằng tôi có thể giúp được gì cho họ.

Những mối quan hệ với người có sức ảnh hưởng cần mang đến lợi ích cho hai bên. Làm sao bạn có thể giúp đỡ lẫn nhau? Hiện tại, tôi làm bạn với những chuyên gia, người ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh doanh.Chúng tôi liên tục nhắn tin trao đổi kinh nghiệm. Và đoán xem, vì chúng tôi trao đổi với nhau liên tục nên những ý định hợp tác diễn ra vô cùng tự nhiên.

Và họ cũng bắt đầu giới thiệu tôi với những người phù hợp. Kết quả là gì? Khách hàng sẽ chú ý đến bạn. Người ảnh hưởng vốn đã có uy tín nhất định trong lĩnh vực kinh doanh nên khách hàng sẽ tin họ. Nếu họ giới thiệu về thương hiệu của bạn, tất yếu khách hàng cũng sẽ tin tưởng thương hiệu của bạn hơn.

Đối thủ trở thành đối tác

Có lẽ bạn sẽ thắc mắc: Vì sao tôi lại muốn làm bạn với đối thủ của mình chứ?

Thay vì nghĩ về đối thủ theo cách muốn “tiêu diệt”, bạn có bao giờ thử nghĩ về họ như một nguồn lực tiềm năng không. Bạn và đối thủ đều cùng theo đuổi một nhóm khách hàng tiềm năng, nên sẽ thường xuyên theo dõi thông tin của nhau. Vì vậy, bạn có thể học được nhiều hơn về điều gì sẽ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, tôi học được từ CEO của Growbots rằng quảng cáo là một kênh kém hiệu quả cho cả hai doanh nghiệp chúng tôi, vì chi phí chuyển đổi là quá cao.

Ngoài ra, khi bạn không nói xấu đối thủ của mình, bạn cũng cho thấy được sự khẳng khái trong triết lý kinh doanh của bạn. Các công ty cũng tập trung nhiều vào việc hạ bệ các đối thủ của mình để chiếm lấy vị trí trung tâm trong tâm trí khách hàng. Người tiêu dùng không muốn biết đối thủ của bạn tệ ra sao. Họ muốn nghe rằng bạn tốt như thế nào nhiều hơn.

Nếu bạn tập trung vào những gì khách hàng mong muốn, họ sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn. Và, khi họ tin tưởng bạn nhiều hơn, bạn sẽ có thể xây dựng mối quan hệ vững chắc như ý muốn.

Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Trọng Khiêm, Phó Tổng giám đốc MB (bên trái) nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”

MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Với cú đúp giải thưởng ‘Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh’ và ‘Ngân hàng Tiêu biểu vì Cộng đồng’, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định những bước đi tiên phong trong hành trình phát triển bền vững của mình với mục tiêu mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường và xã hội...

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Techcombank và Bee Logistics thống nhất cùng triển khai bộ giải pháp tài chính toàn diện: Giải pháp quản lý dòng tiền tích hợp, giải pháp vốn lưu động, đầu tư và các giải pháp giao dịch và tài trợ cho hệ sinh thái của Bee Logistics...

Đại diện Lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc

Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội...