Bà Nguyễn Thị Nga muốn mua vào 2,8 triệu cổ phiếu SSB

Kết phiên giao dịch ngày 6/7, giá cổ phiếu SSB dừng ở 31.400 đồng/cp. Ước tính với giá trị này, bà Nguyễn Thị Nga sẽ phải chi ra gần 88 tỷ đồng để mua 2,8 triệu cổ phiếu SSB.
Bà Nguyễn Thị Nga muốn mua vào 2,8 triệu cổ phiếu SSB

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB), bà Nguyễn Thị Nga đã đăng ký mua 2,8 triệu cổ phiếu của ngân hàng.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ 11/7-8/8 theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, số cổ phiếu mà bà Nga nắm giữ tại SeABank sẽ nâng lên thành 68,1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 3,439% vốn điều lệ ngân hàng.

Kết phiên giao dịch ngày 6/7, giá cổ phiếu SSB dừng ở 31.400 đồng/cp. Ước tính với giá trị này, bà Nguyễn Thị Nga sẽ phải chi ra gần 88 tỷ đồng cho giao dịch trên.

Vào giữa tháng 6, SeABank đã chốt danh sách cổ đông được nhận thêm cổ phiếu theo phương án  phát hành cổ phiếu để trả cổ tức đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 thông qua.

Cụ thể, ngân hàng sẽ phát hành 211,4 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 12,7%. Nguồn vốn để thực hiện là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của ngân hàng tính đến cuối năm 2021 là 2.212 tỷ đồng, trong đó số tiền tối đa có thể sử dụng sau khi đã trích lập các quỹ là 1.117 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến phát hành 109,7 triệu cổ phiếu với tổng giá trị 1.097 tỷ đồng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 6,6%. Trong đó, nguồn vốn thực hiện phát hành cổ phiếu là thặng dư vốn cổ phần là 810 tỷ đồng và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là 287 tỷ đồng. 

Xem thêm

SeABank tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng

SeABank tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng

Ngày 20/4, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng thông qua việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.