Bắc Kinh: “Đừng nghĩ Trung Quốc chịu nuốt trái đắng”

Trước sự thúc ép từ phía Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã thể hiện một thái độ rất rõ ràng rằng, Trung Quốc sẽ không nuốt bất kỳ “trái đắng” nào gây ảnh hưởng tới lợi ích của đất nước.
Bắc Kinh: “Đừng nghĩ Trung Quốc chịu nuốt trái đắng”

Từ thứ Sáu tuần trước, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã bước vào một cấp độ leo thang mới sau khi Mỹ tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump cũng thẳng thắn lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về việc phá vỡ thoả thuận đôi bên khi từ bỏ các cam kết đã đàm phán trong nhiều tháng trước đó.

Trên chương trình Fox News Sunday, Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng - Larry Kudlow phát biểu rằng, Trung Quốc cần phải đồng ý với các điều khoản thi hành “mạnh mẽ” để có được một thoả thuận cuối cùng, và thể hiện sự quan ngại khi Bắc Kinh không sẵn sàng đưa ra những thay đổi về luật lệ như đã thoả thuận từ trước. Ông Kudlow cho biết thuế quan của Hoa Kỳ sẽ được giữ nguyên dù các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục.

Một bài báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền viết, “Người Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ đất nước và không ai có thể hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận những điều khoản gây hại cho lợi ích cốt lõi của mình”. Bài báo cũng nói rằng, Bắc Kinh hoàn toàn cởi mở trong việc đàm phán nhưng sẽ không chịu đầu hàng trước những vấn đề thuộc về "nguyên tắc quan trọng". 

Tờ báo Global Times của Trung Quốc vừa chia sẻ một bài xã luận nói rằng, Trung Quốc không có lí do gì để phải lo sợ một cuộc chiến thương mại. “Nhận xét rằng, Trung Quốc không thể ‘chịu đựng’ được cuộc chiến chính là một sự ảo tưởng và đánh giá sai lầm… Nếu không phải vì bị kích động, thì người dân Trung Quốc sẽ không ủng hộ bất kỳ cuộc chiến nào. Tuy nhiên, một khi đất nước bị rơi vào tình thế ép buộc về chiến lược, không có gì là không chịu đựng được để có thể bảo vệ chủ quyền, nhân phẩm và quyền lợi được phát triển lâu dài của người dân Trung Quốc", bài báo này ghi rõ. 

"Sự bế tắc của mối quan hệ giữa hai cường quốc đã xuất hiện trong buổi thảo luận khi Washington yêu cầu những lời hứa thay đổi cụ thể đối với luật pháp Trung Quốc.

Cũng trong chương trình trên Fox News Sunday, ông Larry Kudlow cũng cho biết có “khả năng lớn” Tổng thống Trump sẽ gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nhật Bản vào cuối tháng Sáu tới. 

Cho đến tuần trước, đã có những kỳ vọng về việc Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ ký một thoả thuận thương mại tại hội nghị thượng đỉnh. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong tuần vừa qua đã vướng phải thất bại khi Trung Quốc đề xuất sửa đổi rộng rãi cho thoả thuận dự thảo. Bắc Kinh muốn xoá các cam kết trước đó rằng luật pháp Trung Quốc sẽ thay đổi để ban hành những chính sách mới liên quan tới vấn đề về bảo vệ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, …

Trong cuộc đàm phán vào cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Liu He, cố vấn kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, đã tìm cách bảo vệ quan điểm, cho rằng Trung Quốc có thể thực hiện việc thay đổi chính sách thông qua các nghị định do Hội đồng Nhà nước hoặc nội các ban ngành. Tuy nhiên, từ phía đại diện thương mại Hoa Kỳ, ông Robert Lighthizer đã bác bỏ điều đó, và yêu cầu khôi phục lại những văn bản từ trước. “Chúng tôi muốn thấy sự sửa đổi trong một thoả thuận được luật pháp hoá rõ ràng hơn tại Trung Quốc, chứ không chỉ một thông báo từ Hội đồng Nhà nước. Và cho đến khi đạt được điều đó, chúng tôi sẽ phải tiếp tục duy trì mức thuế của mình.” 

TT Donald Trump đã ra lệnh bắt đầu áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, một động thái sẽ gây ảnh hưởng đến khoảng 300 tỷ đô la hàng hoá. 

Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc tăng thuế quan mới nhất của Mỹ và sẽ đáp trả điều đó, ông Liu He nói với các phòng viên hôm thứ Bảy.

 Theo CNBC

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…