Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) muốn bán nhà máy đường của mình tại Lào cho Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) và hai bên đang có những buổi làm việc để bàn việc này.
Theo TBKTSG, HACL và TTC đã có những cuộc họp để bàn về chuyện HAGL bán lại nhà máy đường của họ ở Lào cho TTC. Hiện có hai phương án, đó là là HAGL bán lại một phần, hoặc bán toàn bộ nhà máy đường tại Lào cho TTC.Cũng theo nguồn tin giấu tên trong ngành mía đường này, có thể trong tháng 9 tới đây, mọi thông tin sẽ được các bên liên quan công bố rộng rãi cho các cổ đông và công chúng.Nhưng TTC nhưng chưa được xác nhận thông tin này.Mối quan hệ giữa TTC và HAGL cũng được duy trì nhiều năm qua kể từ sau khi HAGL trồng mía ở Lào. Theo đó, từ những ngày đầu, đường thô của HAGL được bán lại cho một trong các công ty mía đường thuộc tập đoàn TTC để sản xuất thành đường tinh luyện.Hiện tại một phần đường sản xuất tại Lào của HAGL đang được đưa về nước tiêu thụ. Cụ thể, năm 2015 là 50.000 tấn. Năm nay, Bộ Công Thương cho phép nhập 30.000 tấn đường sản xuất ở Lào về Việt Nam tiêu thụ và qua năm 2017, con số này vẫn duy trì ở mức 30.000 tấn .Theo báo cáo tài chính hợp nhất của HAGL về kết quả trong 6 tháng đầu năm 2016 được công bố ngày 23-8, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là lỗ (âm) 1,075 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước là 1,040 tỉ đồng. Giá cổ phiếu của Hoang Anh Gia Lai ( HAG) trong phiên giao dịch cuối tuần này là 6.400 đồng/cổ phiếu.Năm 2013, HAGL công bố số tiền đầu tư để xây dựng nhà máy nhiệt điện và vùng nguyên liệu mía đường tại Lào là 68,7 triệu đô la Mỹ và 19,1 triệu đô la Mỹ. Nhà máy mía đường của HGAL theo công bố vào thời điểm tập đoàn này khởi công Cụm công nghiệp mía đường tại Lào vào tháng 11-2011 có công suất là 7.000 tấn mía/ngày.Tại đại hội cổ đông năm 2013, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL, cho biết vùng mía nguyên liệu của nhà máy được đầu tư theo hướng công nghệ cao, trong đó, nước tưới và phân bón đều được sử dụng thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, cùng hệ thống máy móc cho chăm sóc và thu hoạch nên giá thành sản xuất đường của HAGL vào khoảng 4,32 triệu đồng/tấn, chỉ bằng khoảng 1/3 giá thành sản xuất trung bình của các nhà máy đường trong nước.Trước khi đầu tư vào mía đường tại Lào của HAGL, nhiều nhà máy đường trong nước đã có những phản ứng khác nhau và bày tỏ lo ngại đường của HAGL sẽ khiến ngành đường trong nước gặp khó, qua đó, sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân trồng mía.Thời điểm đó, ông Đức trấn an doanh nghiệp mía đường trong nước rằng, đường của công ty ông sẽ xuất sang châu Âu do được sản xuất tại Lào mà quốc gia này vốn nằm trong danh sách nước nghèo nên theo Chương trình GSP của EU (The EU’s General Scheme of Preferences) tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào EU - trừ vũ khí - đều được hưởng thuế suất 0%.Tuy nhiên, thực tế, những năm qua, sau khi đi vào hoạt động, đường sản xuất tại Lào của HAGL đưa về Việt Nam được tập đoàn kiến nghị xin hưởng mức thuế 0% thay vì 85% theo quy định hiện hành cho sản phẩm đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch. Để giảm căng thẳng với các nhà máy đường trong nước cũng như để không mang tiếng là "bảo hộ" HAGL, ngày 27-5-2015, Bộ Công Thương có Thông tư số 08/TT-BCT cho HAGL nhập 50.000 tấn đường với thuế suất 2,5% khi nhập về Việt Nam.
Theo thông tin trên http://ttcsugar.com.vn, Tập đoàn TTC tiền thân là cơ sở sản xuất cồn được thành lập năm 1979 bởi ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc, với vốn điều lệ 100 triệu đồng và 20 cán bộ nhân viên. Đến nay TCC đã trở thành một Tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư đa ngành với 20 công ty thành viên và công ty hạt nhân Đầu tư TTC. Ba ngành mũi nhọn của TTC là mía đường, du lịch và năng lượng. Vốn chủ sở hữu toàn Tập đoàn này hiện nay là 11.065 tỷ đồng, tổng tài sản là 24.568 tỷ đồng và hơn 7.000 nhân viên cùng khoảng 10.000 số hộ nông dân cộng tác trồng mía. |
Thanh Hoàng (t/h)