Nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp, không nên bán ở giai đoạn này

Theo nhận định của công ty chứng khoán, xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp 30 - 40% danh mục ngắn hạn và không nên bán ở giai đoạn này...

Nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp, không nên bán ở giai đoạn này

Chứng khoán ngày 4/11, bước vào phiên giao dịch đầu tuần này, VN-Index vẫn mở cửa với sự thận trọng của nhà đầu tư, khi số mã tăng, giảm tương đương cân bằng.

Tuy nhiên, trạng thái giằng co chỉ duy trì trong khoảng nửa tiếng đầu phiên, sắc đỏ nhanh chóng chiếm ưu thế khi bên bán dần áp đảo. Áp lực bán tăng nhanh khiến chỉ số của sàn HOSE đi xuống, tâm lý nhà đầu tư cũng thận trọng hơn trong bối cảnh thị trường đi vào vùng trống thông tin sau kỳ công bố báo cáo tài chính quý 3.

Sang phiên chiều, biên độ dao động của thị trường được nới rộng. Áp lực bán tăng nhanh ép chỉ số lùi sâu, nhưng điểm tích cực là lực đỡ chủ động ở vùng giá thấp.

Những pha kiểm tra cầu với tốc độ cao khiến đồ thị VN-Index liên tục đảo chiều. Dù vậy, lực mua chỉ chặn ở vùng giá thấp, không nỗ lực đẩy giá khiến thị trường vẫn nằm trong xu hướng giảm.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.244,71 điểm, tương ứng giảm 10,18 điểm (-0,81%) xuống 1.244,71 điểm. Toàn sàn chỉ có 93 mã tăng, trong khi có đến 287 mã giảm và 59 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,96 điểm (-0,43%) xuống 224,45 điểm. Toàn sàn có 48 mã tăng, 102 mã giảm và 59 mã đứng giá. Tương tự, UPCoM-Index cũng giảm 0,35 điểm (-0,38%) xuống 91,61 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt 710 triệu cổ phiếu, trị giá 15.854 tỷ đồng, tăng 7% so với phiên cuối tuần trước, trong đó, giá trị giao dịch thỏa thuận chiếm 2.485 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM lần lượt 795 tỷ đồng (tăng 29%) và 360 tỷ đồng (giảm 38%).

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 670 tỷ đồng trên HOSE ở phiên này. Trong đó, MSN đứng đầu danh sách bán ròng với 245 tỷ đồng, VHM và FPT bị bán ròng lần lượt 203 tỷ và 101 tỷ đồng. Ngược lại, STB được mua ròng mạnh nhất với 84 tỷ đồng, MWG và VPB được mua ròng lần lượt 63 tỷ và 33 tỷ đồng. Khối ngoại trên HNX và UPCoM bán ròng lần lượt 10 tỷ đồng và 2 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm của thị trường ở phiên hôm nay khi biến động mạnh. Ngay khoảng thời gian đầu phiên giao dịch, các mã được chú ý nhóm này như TPB, VIB hay VPB bị bán mạnh và chìm trong sắc đỏ.

Đà giảm mạnh của nhiều cổ phiếu ngân hàng đã lan rộng đến các cổ phiếu cơ bản khác, từ đó gây áp lực lớn lên thị trường chung. TPB chốt phiên giảm đến 2,9%, VPB, VIB giảm quanh ngưỡng 2%. VCB phiên hôm nay cũng giảm 1,1%, là mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi của chỉ số này 1,38 điểm.

Chiều ngược lại, một số cái tên như REE, KBC, CTG, PNJ… đi ngược xu hướng chung và đóng vai trò trụ đỡ cho VN-Index, giúp kìm hãm phần nào đà giảm của chỉ số này. REE tăng 3,2%, đóng góp 0,23 điểm. KBC tăng 2,7%, đóng góp 0,13 điểm cho VN-Index.

Nhóm bất động sản có sự phân hóa mạnh, trong đó TCH, NLG, NTL… đều lùi sâu dưới tham chiếu. Thị giá TCH mất hơn 3,5%, NLG giảm 3%, HDC, NTL thấp hơn tham chiếu hơn 2%. Ngược lại, HDG, DXG, PDR… là những mã giữ được sắc xanh khi đóng cửa.

anh-chup-man-hinh-2024-11-04-luc-210245.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Thận trọng và ưu tiên vị thế quan sát

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Phiên giảm hôm nay khiến VN-Index xuyên thủng đường trung bình MA200 ngày với khối lượng khớp lệnh tăng (+3%) so với mức trung bình 20 phiên đang cho thấy những dấu hiệu khá là tiêu cực. Tuy vậy, mốc hỗ trợ kỳ vọng 1.230 điểm đang ở gần và khả năng cao sẽ được test trong các phiên tới.

Chúng tôi kỳ vọng ngưỡng hỗ trợ này sẽ ngăn cản đà giảm của VN-Index trong hiện tại và giúp chỉ số lấy lại nhịp cân bằng. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng và ưu tiên vị thế quan sát, chờ VN-Index test ngưỡng hỗ trợ trên và bắt đầu quan sát, mở dần các vị thế mua thăm dò.

Thị trường hiện tại chưa quá tiêu cực

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư giữ tâm lý bình tĩnh, duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 50-60% với mục tiêu lướt sóng T+ ở các cổ phiếu có tín hiệu sideway tại vùng hỗ trợ với biến động giá ở biên độ nhỏ không đáng kể, khi thị trường xuất hiện áp lực điều chỉnh, đặc biệt là ở cổ phiếu vẫn thu hút được lực cầu ổn định.

Thị trường hiện tại chưa quá tiêu cực khi thanh khoản chưa có biến động lớn, tuy nhiên nhà đầu tư cần theo dõi sát sao diễn biến chung để có hành động đầu tư phù hợp bảo toàn lợi nhuận.

Hạn chế mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số VN-Index tiếp tục xuất hiện nến phân phối thân đặc với thanh khoản gia tăng. Việc chỉ số giảm điểm dứt khoát và đóng nến dưới ngưỡng MA200 ngày đang bỏ ngỏ rủi ro mở rộng đà điều chỉnh.

Mặc dù lực cầu bắt đáy có thể hãm lại lao dốc của thị trường, sự suy yếu ở các trụ đỡ của chỉ số khiến cho các mốc hỗ trợ gần có xác suất cao bị phá vỡ và rơi xuống các vùng hỗ trợ xa chắc chắn hơn.

Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm, chỉ trải lệnh giải ngân gối đầu một phần tỷ trọng trading khi chỉ số/cổ phiếu lui về các ngưỡng hỗ trợ xa.

Chỉ nên giải ngân khi có tín hiệu rõ ràng về quá trình cân bằng

Chứng khoán Asean

Trong ngắn hạn, rủi ro giảm điểm vẫn có khả năng tiếp diễn khi lực xu hướng còn yếu. Tuy nhiên, xu hướng tăng chủ đạo hình thành từ tháng 11/2022 vẫn được duy trì, kỳ vọng các mốc 1.244 điểm, 1228 điểm sẽ là ngưỡng hỗ trợ mới giúp chỉ số cân bằng.

Nhà đầu tư nên nâng cao quản trị rủi ro xu hướng, chỉ nên giải ngân khi có tín hiệu rõ ràng về quá trình cân bằng và các dấu hiệu xác nhận xu hướng hồi phục xuất hiện đi cùng với khối lượng giao dịch.

Chúng tôi duy trì quan điểm đánh giá tích cực về triển vọng thị trường trung và dài hạn, tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng tốt và kết quả kinh doanh quý III tích cực, chờ đợi giải ngân khi các dấu hiệu xác nhận cân bằng xuất hiện và định giá về mức hấp dẫn.

VN-Index sẽ tiếp tục giảm xuống ngưỡng quanh 1.240

Chứng khoán BIDV (BSC)

Trong những phiên giao dịch tới, có khả năng VN-Index sẽ tiếp tục giảm xuống ngưỡng quanh 1.240.

Nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp, không nên bán ở giai đoạn này

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể sẽ đi ngang và biến động quanh mức hiện tại trong phiên kế tiếp. Đồng thời, VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1.240 – 1.250 điểm trong những phiên giao dịch tới, các cổ phiếu đang rơi vào trạng thái quá bán cho nên thị trường được kỳ vọng sớm hồi phục trong những phiên giao dịch tới.

Lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh đang ảnh hưởng tiêu cực lên diễn biến thị trường chứng khoán, nhưng nhịp biến động này chỉ trong ngắn hạn và lãi suất trên OMO có thể sớm quay về quanh mức 4% trong những phiên tới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang thận trọng bởi sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ trong ngày 5/11 cho nên thị trường cũng khó có nhịp hồi mạnh trong những phiên tới.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp 30 - 40% danh mục ngắn hạn và không nên bán ở giai đoạn này.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Chỉ số VN-Index khó thoát xu hướng giảm điểm

Chỉ số VN-Index khó thoát xu hướng giảm điểm

VN-Index khó có thể thoát khỏi quán tính giảm điểm và sẽ kiểm định lại đường MA200 (1.250 điểm). Vùng 1.265 - 1.270 điểm vẫn là kháng cự chủ đạo cho giai đoạn điều chỉnh hiện tại...

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...