Bí ẩn ông chủ dự án ngược quy hoạch Đồng Mai

Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt năm 2015. Nhưng tới tháng 5/2018, tức là sau 3 năm, UBND TP Hà Nội mới phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu Khu
Bí ẩn ông chủ dự án ngược quy hoạch Đồng Mai

Quy trình quy hoạch ngược

Theo trình tự quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì việc lập quy hoạch chi tiết sẽ được lập sau khi đã có quy hoạch phân khu.

Tuy nhiên, tại dự án Khu đô thị Sinh thái Đồng Mai quận Hà Đông, UBND Hà Nội lại làm ngược với quy trình này.

Cụ thể, ngày 29/5/2018 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2611/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, quận Hà Đông tỷ lệ 1/2000. Quyết định này nêu rõ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000.

Nhưng trước đó, từ tháng 5/2011, tại Quyết định số 2282/QĐ-UBND, Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500.

Như vậy, việc quy hoạch Đồng Mai đã “được” thành phố Hà Nội triển khai theo một “quy trình” ngược. Như đã nêu ở trên, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt trước tối thiểu 03 năm so với Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000.

Theo quy hoạch, tổng diện tích khu đất lập quy hoạch khoảng 226ha, bao gồm hai khu: Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, và Khu nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội khó khăn về nhà ở, dân số khoảng 19.500 người,

Được biết, trước đó, từ năm 2007, UBND tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) đã thu hồi 225ha đất tại các xã Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, Hà Đông giao Công ty CP đầu tư phát triển Phong Phú thuê đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng và quản lý hạ tầng kỹ thuật sau đầu tư Cụm Công nghiệp Đồng Mai.

Sau đó Hà Nội có chủ trương di dời các khu công nghiệp ra khỏi nội thành. Trên quan điểm đó, UBND thành phố Hà Nội đã chấp nhận về chủ trương chuyển đổi công năng sử dụng đất của dự án Cụm Công nghiệp Đồng Mai thành dự án khu đô thị Đồng Mai tại Thông báo số 206/TB-UBND ngày 05/6/2009.

Đáng chú ý, trong thông báo này yêu cầu chủ đầu tư sử dụng khoảng 50% diện tích đất để xây dựng nhà ở cho sinh viên, công nhân, người thu nhập thấp, và 50% diện tích còn lại để nhà đầu tư kinh doanh theo quy định.

Tuy nhiên, tại quy hoạch tỷ lệ 1/2000 ngày 29/5/2018, UBND TP Hà Nội yêu cầu tỷ lệ diện tích đất Khu nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội thực hiện theo Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 và Thông báo số 1180/TB-UBND ngày 09/10/2017 của UBND TP.

Trong đó, nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND quy định các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn TP Hà Nội có quy mô sử dụng đất từ 10ha trở lên phải dành 25% diện tích đất ở hoặc 25% diện tích nhà ở để phát triển nhà ở xã hội.

Như vậy, dự án Khu đô thị Đông Mai chỉ phải trích 25% đất để xây nhà ở xã hội. Con số này giảm một nửa so với quy định năm 2009.

Hay hiểu cách khác, sau khi Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, quận Hà Đông tỷ lệ 1/2000 ngày 29/5/2018 của UBND thành phố Hà Nội đã giảm một nửa quỹ đất dành xây nhà ở xã hội tại dự án này, so với Thông báo số 206/TB-UBND ngày 05/6/2009.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chủ dự án được gia tăng diện tích đất phục vụ mục đích kinh doanh.

"Ông chủ" xa xôi

Như đã nêu trên, dự án Khu đô thị Đông Mai do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú triển khai.

Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú được thành lập ngày 16/9/2005, với ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là: Đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp; đầu tư, kinh doanh và cho thuê văn phòng, nhà ở và trung tâm thương mại; cho thuê nhà xưởng, kho bãi; kinh doanh bất động sản…

Doanh nghiệp này đăng ký trụ sở chính tại Lầu 11, Tòa nhà HUD, 159 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP HCM.

Ban đầu vốn điều lệ của Công ty Phong Phú chỉ là 100 tỷ đồng, được góp bởi ba cổ đông sáng lập: Tổng Công ty CP Phong Phú, Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức và Quỹ Vietnam Ventrures Limited thuộc VinaCapital. Hiện vốn điều lệ đã được tăng lên mức 200 tỷ đồng.

Đến tháng 9/2017 đã có sự thay đổi về cổ đông tham gia Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú. Lúc này Tổng Công ty CP Phong Phú nắm giữ 26,93% cổ phần, Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức nắm 29,08% cổ phần, Quỹ Vietnam Opprunity Fund Ltd (quỹ thuộc VinaCapital) nắm giữ 32,31% cổ phần, Công ty TNHH Thương mại Phước Phát nắm 8,08%.

Như vậy VinaCapital đang là cổ đông đang nắm giữ lượng cổ phần lớn nhất trong doanh nghiệp này. Thông tin khác là Tổng Công ty CP Phong Phú đã có chủ trương thoái 100% vốn tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phong Phú.

Hiện ông Trần Quang Sáng, là Tổng Giám đốc giữ vai trò người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phong Phú. Ông Sáng cũng đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Phong Phú.

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...