Bộ Công thương chỉ đạo tạm dừng nhiệm vụ điều hành Tổng giám đốc VEAM

Liên quan đến việc lô 3.000 bộ linh kiện sai quy định, Bộ Công thương đang tính đến việc tạm dừng nhiệm vụ điều hành đối với chức danh Tổng giám đốc của VEAM của ông Trần Ngọc Hà.
Bộ Công thương chỉ đạo tạm dừng nhiệm vụ điều hành Tổng giám đốc VEAM

Bộ Công thương vừa có chỉ đạo về công tác cán bộ của Tổng công ty Máy động lực và máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM). 

Theo đó, Bộ Công thương muốn người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có ý kiến với Hội đồng Quản trị VEAM tạm dừng nhiệm vụ điều hành đối với chức danh Tổng giám đốc VEAM của ông Trần Ngọc Hà.

Đồng thời, giao ông Trần Ngọc Hà trong thời gian từ nay đến hết năm 2018 phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan của VEAM tập trung vào công tác thu hồi nợ và công tác bán hàng đối với lô hàng sản xuất từ lô 3.000 bộ linh kiện và phụ tùng xe Huyndai Might mua từ CTCP Dịch vụ thương mại TCG, báo cáo kết quả thực hiện về Ban Cán sự đảng Bộ Công thương.

Có ý kiến giao ông Ngô Văn Tuyển, đại diện phần vốn nhà nước, Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc VEAM đảm nhiệm công việc của Tổng giám đốc và thực hiện chức năng đại diện pháp luật của VEAM trong thời gian tạm dừng điều hành của ông Trần Ngọc Hà, theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty .

Giới thiệu ông Lê Hữu Phúc, đại diện phần vốn nhà nước, Ủy viên Hội đồng quản trị VEAM để Công ty Honda Việt Nam bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc thứ nhất của Honda Việt Nam.

Đối với thương vụ mua bán 3.000 bộ linh kiện, một tổ công tác của Bộ Công Thương đang tiến hành xem xét hoạt động của VEAM, tiến hành xác minh liên quan đến thương vụ mua 3.000 bộ linh kiện phụ tùng ô tô xe Hyundai để sản xuất và tiêu thụ của VEAM.

Trước đó, VEAM cũng đã có văn bản giải trình về nội dung này, lãnh đạo VEAM cho rằng lô hàng 3.000 bộ linh kiện có giá trị 1.600 tỷ đồng so với tổng giá trị tài sản của VEAM trên 17.000 tỷ đồng là "hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với thẩm quyền của Tổng giám đốc".

Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng thừa nhận việc Tổng giám đốc khi đồng ý để Giám đốc Nhà máy ô tô VEAM ký hợp đồng mua mà không có văn bản, ý kiến ủy quyền là có "thiếu sót" về thủ tục hành chính và cần được nghiêm túc rút kinh nghiệm.

>> Veam muốn niêm yết trên sàn HoSE

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...