Bộ Giao thông vận tải nói gì khi cử tri Hà Nội kiến nghị nâng cấp, sửa chữa Đại lộ Thăng Long?

Sau khi nhận được phản ánh của cử tri về việc nâng cấp, sửa chữa Đại lộ Thăng Long, Bộ Giao thông vận tải ủng hộ và đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội tăng cường công tác bảo dưỡng…

Cử tri Hà Nội kiến nghị nâng cấp, sửa chữa Đại lộ Thăng Long. Ảnh minh hoạ
Cử tri Hà Nội kiến nghị nâng cấp, sửa chữa Đại lộ Thăng Long. Ảnh minh hoạ

Bộ Giao thông vận tải vừa nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Văn bản số 742/BDN ngày 14/6/2023.

Cụ thể, cử tri phản ánh Đại lộ Thăng Long được đầu tư từ năm 2010, qua nhiều năm đưa vào sử dụng đến nay hai tuyến đường gom nhiều chỗ đã xuống cấp, bị lún, cầu chui số 20, số 21… thiết kế không phù hợp, vào mùa mưa nước sông Tích dâng cao bị ngập úng.

Vì vậy, gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển và mất an toàn giao thông. Nên cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm nâng cấp, sửa chữa tuyến đường này để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Sau đó, Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn số 8943/BGTVT-KCHT gửi đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội gửi tới trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Trả lời kiến nghị trên, Bộ cho biết, dự án mở rộng và hoàn thiện tuyến đường Láng - Hòa Lạc được Bộ Giao thông vận tải giao Ban Quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành, tuyến đường này được bàn giao về UBND thành phố Hà Nội để quản lý, khai thác và bảo trì bằng nguồn kinh phí của địa phương và được đặt tên là Đại lộ Thăng Long theo Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 15/7/2010 của HĐND thành phố Hà Nội.

Hiện nay, công tác quản lý, khai thác và bảo trì tuyến Đại lộ Thăng Long, bao gồm cả tuyến chính và hệ thống đường gom hai bên được UBND thành phố giao cho Sở Giao thông vận tải Hà Nội thực hiện thường xuyên, liên tục theo quy định.

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trong thời gian qua việc sửa chữa các hầm chui, bù lún, sửa chữa các hư hỏng, rà soát bổ sung hệ thống đảm bảo giao thông trên tuyến đường đã được các cơ quan, đơn vị quản lý, bảo trì tuyến nghiêm túc thực hiện.

Tuy nhiên, do tuyến đường đã được đưa vào khai thác trên 10 năm, chất lượng công trình đã dần xuống cấp. Theo quy định việc sửa chữa các thành phần lớn như nền, mặt đường và công trình trên tuyến sẽ được thực hiện sau 15 năm khai thác, nên Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội sẽ báo cáo UBND thành phố Hà Nội bố trí kinh phí sửa chữa khi đủ thời gian theo quy định.

Bên cạnh đó, theo hồ sơ quản lý, dọc tuyến Đại lộ Thăng Long không có hầm chui số 20 và 21 như nội dung kiến nghị nêu trên của cử tri. Tại khu vực được cử tri phản ánh là trước và sau cầu vượt Sông Tích có các hầm chui Km22+196 và hầm chui số 15 (tại Km23+664). Ngoài hai hầm chui này, trên tuyến còn có các Hầm chui số 3 (Km8+450), số 4 (Km9+200), số 9 (Km18+696) bị ngập khi có mưa lớn.

Nguyên nhân gây ngập úng chủ yếu do hai bên tuyến đường trước đây là ruộng lúa, đến nay đã hình thành các khu đô thị, khu công nghiệp trong khi hệ thống thoát nước của khu vực chưa hoàn thiện. Một số vị trí miệng cống thoát nước dọc tuyến bị san lấp nên hạn chế khả năng tiêu, thoát nước.

Do vậy, trong thời gian Đại lộ Thăng Long chưa đủ điều kiện thực hiện sửa chữa lớn, để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân và tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông, Bộ Giao thông vận tải ủng hộ kiến nghị của cử tri, đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên, nạo vét hệ thống thoát nước và các giải pháp cần thiết khác để sớm chấm dứt tình trạng ngập úng.

Cùng với đó, thành phố cần chỉ đạo chính quyền địa phương hai bên tuyến Đại lộ Thăng Long sớm đầu tư hoàn thiện hệ thống thoát nước, nhất là khu vực lân cận các cống chui. Đồng thời sớm hoàn thành và đưa vào khai thác Trạm bơm tiêu Yên Sơn tại xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai để khắc phục tình trạng ngập úng tại các cống chui nêu trên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...