Bộ GTVT sẽ quyết định nối lại đường bay thường lệ tới các địa bàn an toàn cao

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9467/VPCP–QHQT truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đối với đề nghị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam về việc sớm cho phép mở lại khai thác chuyến bay thường lệ đi châu Âu, Úc.
Bộ GTVT sẽ quyết định nối lại đường bay thường lệ tới các địa bàn an toàn cao

Xét đề nghị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam về việc sớm cho phép mở lại khai thác chuyến bay thường lệ đi châu Âu, Úc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xem xét kỹ và chủ động quyết định việc nối lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ tới các địa bàn có hệ số an toàn cao.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổng hợp, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp, xem xét kỹ và chủ động quyết định việc nối lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ tới các địa bàn có hệ số an toàn cao, bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi đi lại trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn về giám sát y tế nhập cảnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải duy trì hoạt động dịch vụ và kinh doanh.

rước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã đồng ý Kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao, trước mắt là Bắc Kinh/ Quảng Châu (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), San Francisco/ Los Angeles (Hoa Kỳ), trên cơ sở có hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp y tế phòng dịch đối với người nhập cảnh, bảo đảm an toàn, hiệu quả và thông suốt. Thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 01/01/2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.