Bộ Khoa học Công nghệ giải trình về gần 100.000 đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu tồn đọng

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, ít nhất phải đến năm 2025 hoặc 2026 mới có thể giải quyết hết các bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa này...
bằng sáng chế
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt

Tại nghị trường Quốc hội ngày 7/6, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, Đại biểu Đinh Ngọc Quý (Gia Lai) đã đặt câu hỏi về đăng ký quyền bảo hộ công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa bị tồn đọng và không được giải quyết, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân và doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết hiện tại Bộ Khoa học Công nghệ vẫn đang rất trăn trở về việc tồn đọng đơn xin cấp phép quyền bảo hộ công nghệ, bằng sáng chế…

Cùng với đó là nguồn nhân lực chưa đẩy mạnh việc tuyển dụng và đào tạo thường xuyên dẫn đến số lượng đơn tồn đọng về đăng ký bằng sáng chế và nhãn hiệu vẫn còn rất lớn. 

Bộ trưởng cho biết, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế tồn đọng rất lớn lên gần 100.000 đơn và liên tục gia tăng.

Điều này cũng có cái mừng là kinh tế xã hội của chúng ta phát triển nên nhu cầu đăng ký bảo hộ sáng chế của các doanh nghiệp, nhà khoa học tăng như vậy...

Tuy nhiên, cũng gây khó cho Bộ Khoa học Công nghệ, khiến chỉ số cải cách hành chính của Bộ lúc nào cũng đứng thấp.

"Lý do là việc xử lý đơn đăng ký không đạt yêu cầu nên luôn bị trừ điểm. Giai đoạn 2017-2019, số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá xử lý được là khoảng 102.000 đơn, giai đoạn 2020-2025 số đơn xử lý được dự kiến là 150.000 đơn. Tuy nhiên, đến 31/12/2022, còn trên 64.000 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và khoảng hơn 20.000 đơn đăng ký bằng sáng chế chưa được xử lý", Bộ trưởng thông tin.

Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, kết hợp với điều chỉnh các quy trình nhận đơn và xét chọn, phân cấp cho địa phương để chia sẻ khối lượng công việc. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự để giúp xử lý vấn đề.

Tuy nhiên, ít nhất phải đến năm 2025 hoặc 2026 mới có thể giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng thừa nhận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…