Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước

Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được kiến nghị gia hạn nộp tới hết năm 2021.
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước

Trong văn bản vừa gửi Thủ tướng, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ xây dựng nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt với xe sản xuất, lắp ráp trong nước theo trình tự thủ tục rút gọn. Cơ quan này cho rằng, sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước là lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Đợt dịch thứ 4 bùng phát khiến lượng xe bán ra 8 tháng đầu năm nay của các hãng thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) giảm khoảng 13% so với 2019 - khi chưa có dịch. Nhiều công ty ghi nhận mức sụt giảm doanh số trên 60%. 8 đầu năm nay, lượng xe đăng ký mới chỉ bằng 40% so với tháng 7 và khoảng 20% so với những tháng không có dịch.

Bộ Tài chính cho rằng biện pháp gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước có thêm nguồn lực tài chính để xoay vòng vốn đầu tư, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động có việc làm trong mùa dịch.

Năm 2020, chính sách này được thực hiện cho các kỳ tính thuế tháng 3-10/2020. Ngoài ra chính sách này và chính sách giảm 50% phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nức thực hiện nửa cuối năm 2020 đã giúp các doanh nghiệp tăng lượng bán ra trong năm 2020, chẳng hạn Vinfast tăng lượng bán tới 230% so với 2019.

Tổng số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt gia hạn thời hạn nộp thuế năm 2020 của các doanh nghiệp trong diện này là hơn 19.256 tỷ đồng. Đến ngày 20/12/2020, toàn bộ số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được gia hạn đã được các doanh nghiệp nộp đủ vào ngân sách.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...