Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ nghiên cứu cả giá trần và giá sàn vé máy bay

Bộ trưởng Tài chính đồng ý quan điểm nên có giá sàn vé máy bay để bảo vệ doanh nghiệp. Còn đối với trần giá máy bay cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá tác động…

Tại phiên thảo luận về dự án Luật giá (sửa đổi) chiều ngày 6/4, các Đại biểu Quốc hội đã có những góp ý về mức giá trần và giá sàn vé máy bay.

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định giá trần đối với dịch vụ tại cảng biển và dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa.

Nguyên nhân bởi vì điều chỉnh giá trần của cơ quan nhà nước thường rất chậm, không theo kịp biến động của thị trường, gây khó khăn, thua lỗ lớn cho các doanh nghiệp. Đồng thời làm mất đi nguồn lực, tài nguyên, nguồn thu ngân sách nhà nước.

Đối với giá trần vé may bay, còn không phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo bất cập giữa các loại hình dịch vụ khác như tàu hỏa, vận chuyển hành khách tuyến cố định, taxi... khi các loại hình này đều do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tự định giá và kê khai giá với cơ quan nhà nước.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị thêm, cần quy định cả giá sàn đối với vận chuyển hành khách hàng không nội địa.

Theo quan điểm của ông Hòa, hiện có giá vé máy bay 0 đồng, tuy có lợi cho người tiêu dùng nhưng lại không tạo được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không với nhau.

Giá sàn vé máy bay
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết sẽ nghiên cứu áp giá sàn vé máy bay

Tiếp thu ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ nghiên cứu giá sàn vé máy bay để bảo vệ doanh nghiệp, tránh các hãng hàng không chuyên nghiệp bị đánh bại bởi các hãng hàng không giá rẻ, cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Phớc phân tích, với những doanh nghiệp chuyên nghiệp bay, giá bằng 0 hay giá chỉ có 200.000 đồng, 500.000 đồng thì không đủ chi phí để bù nguyên liệu chứ chưa nói đến vấn đề trả tiền lương hoặc khấu hao. Như vậy, những hãng hàng không chuyên nghiệp sẽ bị đánh bại bởi các hãng hàng không giá rẻ, dẫn đến vấn đề lợi nhuận độc quyền.

Về quy định giá trần, đây là vấn đề lớn, có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, đời sống người dân, doanh nghiệp, ngân sách nhà nước nên cần tiếp tục đánh giá tác động cụ thể.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…