Bộ Xây dựng thừa nhận thị trường bất động sản phát triển thiếu kiểm soát

Bộ Xây dựng thừa nhận, thị trường bất động sản phát triển thiếu kiểm soát, bất ổn định, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý, giá bất động sản ở đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân, so với tốc độ phát triển kinh tế, còn tình trạng đầu cơ…

Bộ Xây dựng mới trình Chính phủ Dự thảo luật Kinh doanh bất động sản, đồng thời công khai lấy ý kiến trước khi trình Quốc hội vào tháng 5/2023, dự kiến thông qua vào tháng 10/2023, có hiệu lực từ 1/1/2024.

Theo Bộ Xây dựng, luật Kinh doanh bất động sản 2006 được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Năm 2014, luật Kinh doanh bất động sản đã sửa đổi toàn diện, được Quốc hội thông qua vào ngày 25/11/2014, giữ vị trí quan trọng, điều chỉnh lĩnh vực rộng, tác động lên nhiều ngành, thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nảy sinh một số quy định không theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản, dẫn tới bất cập.

Bộ Xây dựng cho rằng luật Kinh doanh bất động sản 2006 không theo kịp xu thế chung nên bộc lộ các bất cập (Ảnh minh họa)
Bộ Xây dựng cho rằng luật Kinh doanh bất động sản 2006 không theo kịp xu thế chung nên bộc lộ các bất cập (Ảnh minh họa)

Bộ này nêu một số dẫn chứng như: Phạm vi điều chỉnh và quy định của luật Kinh doanh bất động sản chưa rõ ràng, có sự giao thoa với một số pháp luật khác: luật Đất đai (về chuyển nhượng quyền sử dụng đất), luật Nhà ở (về mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở), luật Đầu tư (về chuyển nhượng dự án bất động sản), pháp luật dân sự (về hợp đồng kinh doanh)…

Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định chung về kinh doanh nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai nhưng chủ yếu là điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai mà chưa quy định đầy đủ đối với các loại bất động sản hình thành trong tương lai khác như công trình thương mại, dịch vụ, du lịch…

Bộ Xây dựng cho rằng luật còn chưa quy định chặt chẽ về điều kiện tổ chức, cá nhân được kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản; điều kiện sát hạch trình độ, kỹ năng hoạt động môi giới bất động sản dẫn tới tình trạng làm ăn “chộp giật”, trốn thuế, chưa đảm bảo phòng chống rửa tiền, thiếu đồng bộ thông tin thị trường bất động sản; tồn tại hiện tượng sàn giao dịch câu kết “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, “thổi giá”, “gây sốt ảo” để ăn chênh lệch, nhiễu loạn thị trường…

Bộ Xây dựng thừa nhận, thị trường bất động sản phát triển thiếu kiểm soát, bất ổn định, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý, giá bất động sản ở đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân, so với tốc độ phát triển kinh tế, còn tình trạng đầu cơ…

Trong khi đó, trách nhiệm quản lý nhà nước về thị trường bất động sản chưa đầy đủ, chặt chẽ; công tác thanh kiểm tra, xử lý sai phạm chưa tốt… nên cần thiết sửa đổi, bổ sung luật Kinh doanh bất động sản 2014 để làm môi trường pháp lý rõ ràng, tạo động lực phát triển thị trường bất động sản.

Trước đó, tại Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản bảo đảm đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

Xem thêm

HoREA: Quy định bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn sẽ tạo “đặc lợi”

HoREA: Quy định bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn sẽ tạo “đặc lợi”

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng Luật Đất đai không cần thiết quy định phương thức giao dịch quyền sử dụng đất phải thông qua hoặc không phải thông qua sàn giao dịch, mà chỉ cần quy định việc giao dịch quyền sử dụng đất “theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản” là đủ.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…