BOT và Tasco: Duyên “bạc” - Nợ “vàng”

Tasco (mã: HUT) được biết đến là một “đại gia có tiếng” trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông và quản lý các dự án BOT. Nhưng đến nay, “con gà đẻ trứng vàng” này lại trở thành gánh nặng kéo doanh
BOT và Tasco: Duyên “bạc” - Nợ “vàng”

“Thu phí tự động như miếng xương, làm mới thấy sai lầm”...

Nhiều chỉ tiêu kinh doanh “đảo chiều”

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất Quý III/2018 của Tasco, doanh thu thuần đạt hơn 164 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 54 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ gần 3,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lợi nhuận gộp giảm gần 58% so với cùng kỳ năm trước, từ gần 106 tỷ xuống còn 44,6 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính tăng gần 5,7 lần từ 14,6 tỷ lên 80,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính chiếm đến gần 36 tỷ đồng. Điều đáng nói là chi phí lãi vay của HUT chiếm 100% tỷ trọng của chi phí tài chính.

Điều đáng nói, chi phí tài chính của HUT luôn ở mức cao, có khi vượt hơn doanh thu tài chính và chi phí lãi vay luôn chiếm gần như tuyệt đối trong cân đối chi phí tài chính của HUT.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của HUT cũng tăng mạnh, lần lượt là 6,5 tỷ và 30 tỷ (tăng xấp xỉ 4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước).

"Mặc dù, năm 2018, HUT đã đặt kế hoạch lãi sau thuế là 207 tỷ đồng, giảm hơn 31% so với năm trước nhưng trong 9 tháng qua, công ty của ông Phạm Quang Dũng chưa thực hiện được 50% mục tiêu đề ra với con số không mấy ấn tượng: 39 tỷ đồng cho một doanh nghiệp có bề dày trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng dự án lớn. 

Cuối Quý III/2018, tổng tài sản của HUT đạt hơn 10.776 tỷ đồng, không biến động nhiều so với đầu năm. Nợ phải trả vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của HUT.

Đáng chú ý, vay và nợ thuê tài chính dài hạn của công ty tại thời điểm này lên tới gần 5.343 tỷ đồng. Các khoản phải thu dài hạn rơi vào khoảng 1.202 tỷ (tăng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó, khoản phải thu khách hàng của Tasco là 1.142 tỷ đồng, chiếm 95 % tỷ trọng. 

Khi gà không còn đẻ "trứng vàng"

Tasco được biết là một doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án BOT, BT “vàng” như: dự án nâng cấp và cải tạo đường 39B; dự án nâng cấp Quốc lộ 1 – Quảng Bình; Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn qua tỉnh Thái Bình; dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ mới đoạn Phủ Lý - Mỹ Lộc… Nhưng ngay từ giữa năm 2017, ông Phạm Quang Dũng đã “gây bão” trong lĩnh vực đầu tư BOT khi khi khẳng định, định hướng phát triển trong 5 năm tới của công ty này không còn là BOT, BT mà tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm: đầu tư bất động sản, y tế, công nghệ.

Hiện, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này là gần 7.500 tỷ. Trong đó, nợ ngắn hạn là 912 tỷ, nợ dài hạn là 6.560 tỷ đồng.

Nhìn từ thuyết minh báo cáo tài chính, trong tổng vay dài hạn, HUT đang vay cho các dự án BOT, BT tại các ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Định, VDB chi nhánh Nam Định Nam Định, VCB chi nhánh Hà Nội và BIDV chi nhánh Sở giao dịch 3.

Lần lượt, tại ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Định, HUT vay gần 2.000 tỷ đồng, dành 1.768 tỷ đồng cho dự án BOT, gần 180 tỷ cho dự án BT; tại VDB chi nhánh Nam Định Nam Định, HUT vay 361 tỷ cho dự án BOT; tại VCB chi nhánh Hà Nội là 2.149 tỷ đồng cho dự án BOT; tại BIDV chi nhánh Sở giao dịch 3 là hơn 725 tỷ đồng cho dự án thu phí tự động không dừng. Như vậy, vay BOT và BT của HUT rơi vào khoảng 5235 tỷ đồng, chiếm đến gần 70% tổng nợ.

Mặc dù, đã khẳng định sẽ đầu tư mạnh vào lĩnh vực y tế, tuy nhiên, tỷ trọng vay của HUT dành cho các dự án lĩnh vực này khá thấp, chỉ gần 131 tỷ đồng tại các ngân hàng VCB chi nhánh Hà Nội và TP Bank chi nhánh Tây Hà Nội. 

Là một "trùm BOT" với thâm niên 10 năm nhưng gần đây Tasco liên tục gặp “vận đen” với các dự án này. Tiêu biểu, BOT Đông Hưng, Quốc lộ 10 Hải Phòng gặp vấn đề về giải phóng mặt bằng, dự án đường 39B hiện chưa quyết toán xong và dự án thu phí không dừng VETC gặp khó khăn lắp đặt thiết bị, chi phí tăng cao.

Bản thân ông Dũng cũng không ngần ngại thừa nhận, đầu tư vào dự án thu phí không dừng VETC là một sai lầm. “Thu phí tự động như miếng xương, làm mới thấy sai lầm”, ông Dũng khẳng định tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017.

Từ tháng 3 năm ngoái, ông Dũng đã tuyên bố dừng đầu tư vào lĩnh vực BOT vì cho rằng, tỷ suất sinh lời của các dự án BOT, BT dù ổn định khoảng 11,5%/năm nhưng mức lợi nhuận này không quá cao bởi nguồn vốn chủ sở hữu bị "giam" quá lâu.

Và theo quan điểm của ông Dũng, BOT và BT đã không còn là “tâm điểm” kinh doanh của Tasco nhưng các dự án này vẫn “nghiễm nhiên” chiếm tỷ trọng lớn cơ cấu nợ bởi thời hạn vay kéo dài của những hợp đồng lên đến 19,5 năm. Và duyên phận của Tasco và BOT vẫn chưa thể dừng lại, theo ý muốn.

Mới đây, Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth và Công ty CP Quản lý quỹ VinaCapital đã bán ra 950.000 cổ phiếu HUT.

Hiện, phiếu HUT hiện đang giao dịch dưới mức 5.000 đồng/cổ phiếu. Trong phiên giao dịch sáng nay (8/11), cổ phiếu HUT giao dịch quanh ngưỡng 4.600đ/cổ phiếu.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...