Các công ty chứng khoán phản hồi về "sự dính líu" trong nghi án thao túng cổ phiếu ngân hàng Eximbank

Liên quan đến thông tin thao túng cổ phiếu ngân hàng Eximbank theo công văn của Bộ Công an được lan truyền trên nhiều nền tảng mạng xã hội, các công ty chứng khoán có liên quan đã chính thức có những phản hồi đầu tiên.
Các công ty chứng khoán phản hồi về "sự dính líu" trong nghi án thao túng cổ phiếu ngân hàng Eximbank

Cổ phiếu ngân hàng Eximbank dính nghi án thao túng

Cách đây 2 ngày (10/2), thị trường chứng khoán xôn xao thông tin về hai công văn của cơ quan cảnh sát điều tra gửi Chứng khoán ACB (ACBS) và Chứng khoán Bản Việt (VCI) yêu cầu cung cấp sao kê tài khoản và giao dịch liên quan đến cổ phiếu ngân hàng Eximbank (cổ phiếu EIB) từ nguồn tin tố giác tội phạm.

Hai công văn có bên gửi là Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM, bên nhận là Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán ACB (ACBS).

Nội dung của công văn ghi rõ: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đang điều tra xác minh nguồn tin tố giác về tội phạm "thao túng thị trường chứng khoán" theo quyết định phân công giải quyết nguồn tin về tội phạm số 1560 ngày 20/12/2022.

Công văn ghi rõ Cơ quan cảnh sát điều tra yêu cầu cả hai công ty chứng khoán trên cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến việc đang điều tra xác minh.

Cụ thể, yêu cầu Chứng khoán Bản Việt cung cấp hồ sơ mở tài khoản của tài khoản chứng khoán số SCBFC00XXX (Vietnam Enterprise Investment Limited).

Tương tự, yêu cầu Chứng khoán ACB cung cấp hồ sơ mở tài khoản của hai tài khoản chứng khoán gồm: tài khoản số HSBFCS3XXX (KB Vietnam Focus Balanced Fund) và HSBFCA7XXX (Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust - Equity).

Tiếp đó, yêu cầu phía công ty chứng khoán cho biết các tài khoản trên đăng ký sử dụng các dịch vụ nào, thông tin cụ thể về các dịch vụ. Việc đăng ký, thay đổi sử dụng các dịch vụ này được diễn ra như thế nào và thời điểm cụ thể.

Bên cạnh đó, công ty chứng khoán cũng cần sao kê giao dịch của tài khoản chứng khoán trên đối với việc giao dịch mã chứng khoán EIB trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến nay.

Thời gian trả lời kết quả cho Cơ quan cảnh sát điều tra là trước ngày 20/2/2023.

Các bên liên quan lần lượt có thông tin phản hồi 

Liên quan đến vấn đề này, ngay trong cuối ngày 10/2, Chứng khoán ACB đã có thông cáo phản hồi về việc đã nhận được thông tin một số hội nhóm và diễn đàn đưa hình ảnh và diễn đạt thông tin sai lệch về việc ACBS là bên có liên quan đến một số giao dịch của mã chứng khoán EIB của ngân hàng Eximbank. 

Theo thông cáo, Chứng khoán ACB khẳng định: “Bằng văn bản này, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) khẳng định không tham gia vào bất cứ giao dịch hoặc có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mã chứng khoán EIB nói trên. Trong suốt quá trình hoạt động, ACBS luôn tuân thủ theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đưa thông tin không chính xác về ACBS được coi là hành vi vu khống, gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu ACBS. Cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin không chính xác phải chịu trách nhiệm trước pháp luật". 

Ngay sau đó một ngày, Chứng khoán Bản Việt - công ty thứ 2 có liên quan đến sự việc cũng ra thông cáo liên quan đến vấn đề trên. Cụ thể, Chứng khoán Bản Việt cho biết: "Thời gian vừa qua, liên quan đến giao dịch cổ phiếu của Ngân hàng Eximbank (Mã chứng khoán: EIB), trên các diễn đàn, hội nhóm, các trang mạng xã hội xuất hiện những thông tin không chính xác, gây hiểu nhầm đến hình ảnh, thương hiệu và uy tín cũng như gây ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, khách hàng cũng như xâm phạm quyền lợi của cổ đông Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCI). Chúng tôi khẳng định các thông tin nêu trên là hoàn toàn sai lệch, không chính xác và bịa đặt".

Chứng khoán Bản Việt cũng cho biết, đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý đối với các đối tượng trên nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công ty này theo quy định của pháp luật. 

Mới đây nhất, quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) do Dragon Capital thành lập và quản lý, cũng được đề cập đến trong các công văn kể trên,  đã có thông tin phản hồi. Quỹ này cho biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như nhà chức trách chưa có bất kỳ liên hệ trực tiếp với quỹ đầu tư này liên quan đến việc xác minh các giao dịch cổ phiếu EIB. Đồng thời, quỹ này khẳng định sẽ hợp tác điều tra khi có yêu cầu.

Phía ngân hàng Eximbank thì cho biết, vấn đề thao túng giá cổ phiếu EIB nếu có thì chỉ liên quan đến những cá nhân đang nắm số lượng lớn cổ phiếu này. Quan trọng nhất, các cá nhân này không nằm trong Hội đồng Quản trị của ngân hàng Eximbank. Do vậy, vấn đề này không liên quan gì đến ngân hàng, không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng này. 

Thời gian qua, nhân sự của ngân hàng Eximbank liên tục biến động. Sau khi Tập đoàn Thành Công thoái toàn bộ vốn và đại diện tập đoàn này cũng rút khỏi thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng Eximbank thì không lâu sau, Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), được biết đến là cổ đông lớn của ngân hàng cũng "rút lui" với việc bán lượng lớn cổ phiếu EIB đang nắm giữ, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn dưới 5%. 

Ngay sau đó, "bóng dáng" của Tập đoàn Bamboo Capital xuất hiện khi Ngân hàng Eximbank đề cử 2 thành viên liên quan đến doanh nghiệp này vào thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng. 

Đại hội đồng cổ đồng bất thường của Ngân hàng Eximbank cũng không được tổ chức thành công dẫn đến hai vị trí của thành viên Hội đồng quản trị đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Điều này làm dấy lên lo ngại về một cuộc "nội chiến để tranh vương quyền" có thể đã và đang diễn ra tại ngân hàng này. 

Ngay khi có thông tin tiêu cục về việc thao túng, cổ phiếu EIB lập tức chịu ngay áp lực bán mạnh, giảm về còn 22.950 đồng/cổ phiếu vào phiên giao dịch chiều 10/2.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...