Các dự án đua mở bán: Cuộc đua thời khắc vàng

Các chủ đầu tư dự án bất động sản tại Hà Nội đang chen chân tung hàng mới đón dòng tiền cuối năm để chốt doanh thu. Dòng tiền nào sẽ đổ vào thị trường?
Các dự án đua mở bán: Cuộc đua thời khắc vàng

Thị trường bất động sản càng về cuối năm càng sôi động, nhất là thời điểm tháng 11. Ngoài các chủ dự án quyết tâm bán nốt số căn “xôi đỗ” trong những dự án đã đưa vào sử dụng, thị trường ghi nhận sự chào bán các dự án căn hộ chung cư mới ở ba khu vực phía Tây, phía Nam và khu vực Hồ Tây của thành phố.

Trăm hoa đua nở

Tại khu vực đặc địa nhất của thủ đô - Hồ Tây, có thể kể đến dự án Sunshine Riverside nằm trong khu đô thị Ciputra của Tập đoàn Sunshine Group dự định mở bán vào giữa tháng 11. Đây là dự án đầu tiên tại Hà Nội phát triển theo hình thức căn hộ - khách sạn Hometel. Tiến độ bán hàng của dự án chung cư Sun Grand City 69B Thụy Khuê của Tập đoàn Sun Group cũng đang được đẩy nhanh.

Tại khu vực phía Nam Hà Nội, cụ thể là khu vực Tam Trinh - Lĩnh Nam quận Hoàng Mai được xem là khu vực mới nổi trong khoảng 2 năm trở lại đây do sự phát triển của những dự án mở rộng hạ tầng mang lại thuận tiện cho giao thông. Chỉ tính riêng trong quý 4 đã có 2 dự án mang thương hiệu Sunshine là Sunshine Palace và Sunshine Garden gia nhập thị trường. Điều đáng nói là hai dự án này đã xây dựng gần xong phần thô mới bắt đầu mở bán. 4 tòa tháp cao tầng tại hai dự án này đã cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 căn hộ chung cư cao cấp.

Đáng chú ý, khu vực này còn đón nhận thêm nguồn cung lớn đến từ dự án Chung Cư T&T 440 Vĩnh Hưng với 610 căn hộ gia nhập thị trường. Được biết, đây là dự án BĐS đầu tay của tập đoàn T&T. Chưa hết, trong tháng 11 này, Tập đoàn Geleximco cũng sẽ chính thức ra mắt Gelexia Riverside 885 Minh Khai với khoảng 2.000 căn hộ. Cũng chủ dự án này đang chuẩn bị chính thức công bố ra thị trường trong tháng 11 dự án Skyline Hoàng Cầu.

Đối với khu vực phía Tây, vốn đã có mật độ dày đặc các dự án, trong quý 4 cũng đón một loạt dự án "mới tinh" như khu căn hộ D. Capital của Tập đoàn Tân Hoàng Minh nằm ngay trên đất vàng Trần Duy Hưng - Nguyễn Xiển. Tổ hợp này gồm 4 tòa chung cư cao từ 39 - 45 tầng sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 1.700 - 1.800 căn hộ cao cấp.

Tiếp theo là dự án AnLand với khoảng hơn 500 căn hộ thuộc khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường. Đây là dự án căn hộ đầu tiên, đánh dấu sự trở lại của Tập đoàn Nam Cường sau khoảng 4 năm “ở ẩn”.

Các dự án đua nhau bung hàng dịp cuối năm với những ưu đãi hấp dẫn, người mua cũng có thêm cơ hội lựa chọn

Thị trường cuối năm còn sôi động với phân khúc vốn chưa có nhiều biến động lớn như biệt thự, nhà liền kề bởi thời điểm cuối năm những dự án mang tầm cỡ đều chào hàng. Nhiều dự án quy mô lớn của các chủ đầu tư có tên tuổi trong ngành BĐS đang được mở bán trong quý này như nhà liền kề Camellia thuộc khu đô thị Gamuda giai đoạn 3, liền kề An Phú shop villa (Khu đô thị mới Dương Nội)... Dự án Vinhomes Riverside giai đoạn II cũng đang được Vingroup tích cực triển khai thi công hạ tầng.

Ngoài ra, còn có dự án The Manor Central Park của Tập đoàn Bitexco, Khu đô thị mới Tân Hoàng Mai nằm tại quận Hoàng Mai của Tân Hoàng Minh cũng ra mắt thị trường BĐS vào quý IV/2016. Sau hàng loạt các dự án căn hộ chung cư thì mới đây Hải Phát cũng chính thức khởi công dự án biệt thự, liền kề 2.500 tỷ Roman Plaza tại Mỗ Lao, Hà Đông.

Sự đa dạng nguồn cung khiến cho thị trường trở nên sôi động. Điểm đáng nói, các chủ đầu tư tự làm mới mình với kế hoạch chào bán. Tuy nhiên, thanh khoản của dự án còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nếu dự án có những tiêu chí đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng sẽ bán được hàng, ngược lại dự án sẽ gặp khó khăn. Những sản phẩm có vị trí tốt, giá cạnh tranh và có chính sách bán hàng tốt vẫn sẽ giữ được lợi thế cạnh tranh.

Sôi động nhờ dòng tiền đa dạng

Về nguồn tín dụng ngân hàng, theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản 9 tháng năm 2016 tăng 5,3%, chiếm 8,5% tổng tín dụng. Tín dụng tiêu dùng 9 tháng cũng tăng 28,7%, chiếm 11,3% tổng tín dụng. Đáng chú ý, khoảng một nửa tín dụng tiêu dùng lại tập trung vào nhu cầu mua nhà để ở, sửa chữa nhà. Chính vì nhu cầu ở thật của người dân mà thị trường bất động sản có được nguồn động lực quan trọng.

Thời điểm cuối năm, dòng kiều hối đổ về nước cũng tạo nên một lực đẩy khác. Năm 2015, tổng lượng kiều hối cả nước đạt gần 12 tỷ USD, trong đó hơn 1/5 đổ vào bất động sản.

Ngoài ra, vẫn không thể không tính đến một dòng tiền đầu tư âm thầm khác là từ kênh tiết kiệm truyền thống. Dù là đất nền hay chung cư thì về lâu dài bất động sản vẫn có giá nhưng lại đòi hỏi nhà đầu tư trường vốn và biết chờ đợi.

Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đang chảy khá mạnh vào bất động sản, với gần 1 tỷ USD trong 10 tháng. Đây là lĩnh vực hút vốn FDI lớn thứ hai, sau công nghiệp chế biến chế tạo. 

Tuy có nhiều dòng vốn đổ vào bất động sản nhưng động lực chính vẫn là nhu cầu nhà ở trong nước. Theo nghiên cứu của HSBC, tầng lớp trung lưu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với triển vọng tăng từ 12 triệu (năm 2012) lên 33 triệu người vào năm 2020. Giới trung lưu tăng nhanh, kéo theo nhu cầu nhà ở, giáo dục, y tế… để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt, mấy năm gần đây, bất động sản đã có thêm nhiều sản phẩm mới để lựa chọn, như dòng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với cam kết sinh lời 8-10% từ chủ đầu tư hay đầu tư căn hộ để cho thuê đang là những trào lưu “hot" hiện nay.

 Sơn Minh

>> Tỉnh táo trước cam kết lợi nhuận khủng từ chủ dự án Condotel

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…