Cận cảnh tên lửa chiến lược siêu thanh Avangard của Nga

Kênh truyền hình TV Zvezda Nga công bố video, ghi lại cận cảnh và chi tiết tổ hợp tên lửa chiến lược siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân Avangard.

Chương trình "Nghiệm thu quân sự" của kênh truyền hình "Zvezda" công bố phóng sự video về lễ tốt nghiệp thường niên của Học viện Quân sự Lực lượng Tên lửa Chiến lược mang tên Peter Đại đế trước thềm kỷ niệm Ngày thành lập Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga.

Trong chương trình phóng sự này , lần đầu tiên các nhà báo được tiếp cận cận cảnh tổ hợp tên lửa liên lục địa ICBM mới nhất và hiện đại nhất hiện nay của Nga "Avangrad". Trước đó, chỉ có thể nhìn thấy ICBM này trong video các lần phóng thử nghiệm trên khoảng cách rất xa.

Học viện có một hệ thống các phiên bản các mẫu học cụ độc đáo, trình bày thực tế tất cả các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, đã và đang phục vụ trong lực lượng tên lửa chiến lược, bắt đầu bằng R-2 và gần đây nhất là Topol, Yars và cuối cùng là Avangard.

Bên ngoài đầu đạn tên lửa siêu thanh Avangard

Siêu vũ khí mới nhất được trở thành học cụ với các học viên vào tháng 9/2019, sớm hơn 3 tháng so với thời điểm chính thức được đưa vào biên chế. Có nghĩa là các sĩ quan đã được đào tạo về loại vũ khí này trong Học viện Lực lượng Tên lửa Chiến lược từ trước, sau đó các sĩ quan sẽ trực tiếp huấn luyện quân nhân dưới quyền trong các đơn vị thường trực chiến đấu để điều khiển Avangard.

Những thử nghiệm cấp nhà nước Avangard kết thúc rất thành công. Theo thông tin hiện có, Avangard có thể đạt tốc độ tối đa Mach 20 và là một trong những lựa chọn đầu đạn khả thi cho tên lửa đẩy Sarmat.

Đầu đạn siêu thanh có thể bay trong các lớp dày đặc của khí quyển trên khoảng cách liên lục địa, đồng thời thực hiện siêu cơ động theo cả mặt phẳng ngang (đến vài nghìn km) và thẳng đứng. Theo các chuyên gia, Avangard không chỉ có hệ thống điều khiển khí động học mà có cả hệ thống động cơ đẩy phản lực để có thể thực hiện các hoạt động siêu cơ động theo cơ chế lập trình ngẫu nhiên.

Mặc dù bay trong đám mây plasma, đầu đạn có thể nhận tín hiệu từ trung tâm chỉ huy. Đây là công nghệ thực sự có tính đột phá, vì plasma chặn sóng vô tuyến. Thiết kế Avangard sử dụng vật liệu tổng hợp gốm nhiệt độ cao thế hệ mới cacbua silic, có khả năng chịu nhiệt độ lên tới 2.000 C.

Giữa tháng 3, nhiều thông tin cho biết, đầu đạn siêu thanh Avangard sẽ được đẩy lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy UR-100N UTTKh (SS-19 Stiletto) ICBM, đây cũng là tên lửa đẩy của hệ thống tên lửa chiến lược RS-24 Yars. Ukraina đã chuyển trả Nga khoảng 30 tên lửa này vào đầu những năm 2000 để trang trải các khoản nợ khí đốt tự nhiên. Sau khi Liên Xô tan rã, những tên lửa đẩy này đã được bảo niêm và không tiếp nhiên liệu. Các tên lửa Sarmat cũng sẽ mang đầu đạn Avangard.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...