Căng thẳng thương mại gây rủi ro cho tăng trưởng toàn cầu

Ngày 22/7, hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã diễn ra ở thủ đô Buenos Aires của Argentina với nhiều quan điểm và vấn đề mới.
Căng thẳng thương mại gây rủi ro cho tăng trưởng toàn cầu

Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 tại Buenos Aires, Argentina ngày 22/7. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính G20 đã cảnh báo rằng "những căng thẳng thương mại và địa chính trị gia tăng" đã gây ra nguy cơ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, các bộ trưởng còn nhấn mạnh "sự cần thiết phải tăng cường đối thoại và hành động nhằm giảm nhẹ các nguy cơ và tăng cường lòng tin."

Trong thông cáo báo chí, các bộ trưởng G20 đã miêu tả mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay là "ổn" song lưu ý rằng "về ngắn và trung hạn" các nguy cơ đối với tăng trưởng sẽ "tăng."

[Bộ trưởng Pháp tuyên bố bắt đầu cuộc chiến thương mại giữa EU và Mỹ]

Những nguy cơ này bao gồm tình trạng tài chính ngày càng dễ bị tổn thương, các căng thẳng thương mại và địa chính trị gia tăng, mất cân bằng toàn cầu, tăng trưởng bấp bênh và yếu về cấu trúc, đặc biệt ở một số nền kinh tế tiên tiến.

Các bộ trưởng đã tái khẳng định những kết luận từ các nhà lãnh đạo G20 tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra Hamburg, Đức tháng Bảy năm ngoái, khi nhấn mạnh rằng thương mại là một động cơ tăng trưởng toàn cầu và tái khẳng định tầm quan trọng của các hiệp định thương mại đa phương.

Thông cáo báo chí có đoạn: "Chúng tôi... thừa nhận sự cần thiết phải tăng cường đối thoại và các hành động nhằm giảm nhẹ nguy cơ và tăng cường lòng tin. Chúng tôi sẽ phối hợp nhằm tăng cường sự đóng góp của thương mại cho các nền kinh tế nước mình."

Thông cáo báo chí cũng tái khẳng định các cam kết từ hội nghị cấp bộ trưởng tài chính G20 diễn ra tháng 3 vừa qua nhằm hạn chế sự phá giá cạnh tranh có thể có tác động bất lợi đến sự ổn định tài chính toàn cầu.

Phản ứng trước thông cáo báo chí trên, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã phát biểu phản đối tình trạng áp đặt thuế đáp trả nhau gần đây, đồng thời kêu gọi "giải quyết các xung đột thương mại thông qua sự hợp tác quốc tế mà không phải viện tới các biện pháp ngoại lệ"./.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…