Dệt may Thành Công lên kế hoạch tăng 21% lợi nhuận trong năm 2024

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Dệt may Thành Công đặt mục tiêu đạt 161,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 21% so với kết quả thực hiện trong năm 2023…

Dệt may Thành Công lên kế hoạch tăng 21% lợi nhuận trong năm 2024
Dệt may Thành Công lên kế hoạch tăng 21% lợi nhuận trong năm 2024

Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công (mã chứng khoán: TCM) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị dự kiến về kế hoạch kinh doanh năm 2024 để trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Cụ thể, trong năm 2024, Dệt may Thành Công đặt mục tiêu kinh doanh với doanh thu thuần dự kiến đạt 3.707 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 161,2 tỷ đồng, tăng 21% so với kết quả thực hiện trong năm 2023.

Xét về kết quả kinh doanh quý 4/2023, Dệt May Thành Công ghi nhận doanh thu đạt 815 tỷ đồng, giảm 13% so với quý cùng kỳ. Giá vốn hàng bán giảm 13% xuống mức 685 tỷ đồng. Trong quý này, doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh từ 47,1 tỷ đồng xuống mức 15,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 20% lên mức 41 tỷ đồng trong khi đó khoản thu từ lợi nhuận khác lại giảm xuống còn 700 triệu đồng, giảm 63% so với cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 22,4 tỷ đồng, giảm 63% so với quý 4/2022.

Lũy kế cả năm 2023, Dệt May Thành Công ghi nhận doanh thu đạt 3.324 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 188 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng, giảm lần lượt là 46% và 52% so với cùng kỳ năm 2022.

Dệt May Thành Công cho biết, năm 2023 xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường châu Á chiếm 68,9%. Trong đó Hàn Quốc chiếm 24,39%, Nhật Bản 19,5%, Trung Quốc 8,31%, Việt Nam 6,28%. Tiếp đến là thị trường châu Mỹ chiếm 31,7%, riêng Mỹ chiếm 26,73% còn lại thị trường châu Âu chiếm 3,7%, trong đó Anh chiếm 3,02%.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Dệt May Thành Công đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu gần 4.364 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với thực hiện năm 2022. Trong khi lợi nhuận ròng dự kiến giảm 2%, xuống còn 274 tỷ đồng.

Như vậy, kết thúc năm 2023, Dệt May Thành Công mới chỉ hoàn thành được 76% kế hoạch doanh thu và 49% kế hoạch lợi nhuận của năm.

Tại thời điểm ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Dệt May Thành Công đang dừng ở mức 3.279 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp tăng lên mức 1.269 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm hơn 1.173 tỷ đồng và nợ dài hạn chiếm 95 tỷ đồng.

Một thông tin đáng chú ý khác, mới đây Dệt may Thành Công đã chốt quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của công ty vào ngày 5/3/2024. Cuộc họp dự kiến diễn ra trong tháng 4/2024, thời gian và địa điểm cụ thể sẽ được thông báo trong thư mời họp gửi cổ đông.

anh-chup-man-hinh-2024-03-09-luc-134244-4833.png
Thị giá cổ phiếu TCM trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 8/3, thị giá cổ phiếu TCM hiện ghi nhận ở mức 45.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp may mặc này trên thị trường ước đạt khoảng 4.166 tỷ đồng.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ trượt khỏi mốc cao kỷ lục

Chứng khoán Mỹ trượt khỏi mốc cao kỷ lục

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa giảm điểm vào 8/3 sau khi chạm mức cao kỷ lục trong phiên, với cổ phiếu chip đảo chiều và báo cáo về thị trường lao động cho thấy có nhiều việc làm mới hơn so với dự kiến cùng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng…

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...