Câu chuyện về một trong những người nhập cư thành công nhất nước Mỹ: Do Won Chang của hãng thời trang Forever 21

Thành công từ Forever21 đã giúp hai vợ chồng Do Won Chang vươn tới thành công với tổng giá trị tài sản ước tính lên tới gần 6 tỷ đô la.

Hãng thời trang bình dân nổi tiếng của nước Mỹ - Forever21 với doanh thu 4.4 tỷ đô la Mỹ trong những năm vừa qua có thể không phải là cái tên quá xa lạ, nhưng ít ai biết được đằng sau thành công vượt bậc này là câu chuyện đời thực đầy mồ hôi và vất vả - là tấm gương vượt qua khó khăn của người đàn ông nhập cư và gia đình Do Won Chang.

Do Won Chang và vợ Jin Sook bước chân đến đất Mỹ vào năm 1981, giữa khoảng thời gian hỗn loạn tại quê nhà họ - Hàn Quốc gặp phải – luật quân sự được thay đổi vào năm đó, theo sau là vụ ám sát nhà độc tài quân đội Park Chung Hee. “Vào thời gian đó, người dân Hàn Quốc sống trong sự cơ cực với rất ít tia hi vọng đổi đời,” Do Won từng chia sẻ.

Ngày hôm nay, Do Won, 57 tuổi và vợ mình Jin Sook 60, điều hành 43 nghìn nhân viên ( trong đó gần 11 nghìn là nhân viên làm việc toàn thời gian) với 790 cửa hàng tại 48 quốc gia trên thế giới của hiện tượng thời trang toàn cầu Forever 21. Và thành công từ Forever21 đã đưa hai vợ chồng Do Won Chang tới vị trí số 222 trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của tạp chí Forbes - với giá trị tài sản ước tính lên tới 6 tỷ đô la Mỹ.

(Ảnh: Internet)

Hành trình từ cuộc sống mới tại Los Angeles cho tới vị trí đặc biệt trong danh sách những tỷ phú của nước Mỹ bắt đầu từ những ngày dài làm việc 19 tiếng/ngày. Đôi vợ chồng trẻ khi đó bay tới sân bay LAX sau đoạn dừng chân chớp nhoáng 1 ngày tại Hawaii, để có thể “bảo đảm” được chiếc thẻ xanh (green card –thẻ thường chú tại Mỹ) cho họ và cha mẹ của Do Won. Họ đến với thành phố Los Angeles, nơi mà chị gái của Do Won sinh sống và làm việc, vào một ngày thứ bảy. Do Won, khi đó mới có 22 tuổi; không phung phí dù chỉ là một giây. Anh lọc qua những tin tuyển nhân viên trên các trang báo và tới ngay buổi phỏng vấn với một cửa hàng cafe gần khu vực và vào ngày thứ hai sau đó, Do Won đã bắt đầu công việc rửa bát và chuẩn bị suất ăn trong bếp của quán cafe. “ Khi đó tôi nhận mức lương thấp nhất (khoảng 3$ một giờ) … không thể nào đủ để trang trải,” ông nhớ lại. Và sau đó Do Won nhận thêm 8h làm việc tại một trạm xăng. Và để tăng mức thu nhập của mình, Do Won mở một văn phòng nho nhỏ làm dịch vụ lau dọn, khiến ông bận rộn tới tận nửa đêm. Người vợ trong gia đình, bà Jin Sook, làm việc tại một salon tóc, với những kĩ năng học được từ khi còn ở Hàn Quốc.

(Ảnh: Internet)

Và khi bơm xăng cho khách hàng, Do Won để ý thấy những người đàn ông trong ngành công nghiệp may mặc, thời trang lái những chiếc xe “sịn” nhất. Và đó chính là một cú thúc đẩy cho Do Won bước vào làm việc tại một cửa hàng quần áo; nơi mà ông học tập các cách thức kinh doanh thời trang. “Tôi làm việc nhiệt tình như thể đó là cửa hàng của mình vì vậy ông sếp đã rất quí mến tôi.” Và sau 3 năm ở Mỹ, hai vợ chồng Do Won Chang đã dành dụm được 11 nghìn đô la; vào năm 1984 họ bắt đầu mở cửa cửa hàng quần áo rộng 83 mét vuông tên là Fashion 21 ( sau đổi tên thành Forever 21 ). Và thật bất ngờ, Fashion 21 thu được 700 nghìn đô la trong năm đầu tiên bằng cách thức đầu tư vào bán buôn và nhập hàng thẳng từ chính nhà sản xuất với mức giá thấp nhất có thể. Họ tiếp tục mở cửa hàng thứ hai chỉ 6 tháng sau đó.

Do Won Chang luôn cảm thấy mình may mắn. “Tôi đến đây gần như không có gì cả và tôi luôn mang sự biết ơn đối với nước Mỹ và những cơ hội nơi này đã dành cho tôi ….”. Giữa thời điểm của cuộc Suy thoái Kinh tế năm 2008, với dòng tiền mạnh từ công ty, Do Won Chang tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng và nhắm tới việc cung cấp 7000 việc làm chỉ trong một năm. Trong một cuộc họp mặt tổng công ty, ông đã chia sẻ về kế hoách kinh doanh không đơn thuần chỉ để tạo ra doanh thu và lợi nhuận, mà còn để tăng đáng kể việc làm cho người dân. Và Do Won tự tin rằng ông đã làm được việc đó.

Nhưng sau nhiều năm phát triển và sự mở rộng đầy tham vọng, công ty hiện nay cũng đang phải đối mặt với sự giảm sút. Chao đảo giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh mới mở, chuỗi cửa hàng Forever 21 buộc phải thu nhỏ lại diện tích hoặc đóng cửa lại một số cửa hàng lớn nhất và kèm theo đó cũng là việc doanh thu không có dấu hiện tăng so với năm trước đó. Do Won nhận thức được vấn đề nhưng vẫn rất tích cực. “Ngành công nghiệp may mặc tại thời điểm hiện nay không hề dễ dàng, “giao thông” trong các trung tâm thương mại giảm thiểu bởi sự phát triển chóng mặt của mua sắm online. Chúng tôi cũng có những kế hoạch đẩy mạnh thương mại điện tử cũng như mở rộng sang thị trường các nước; tất nhiên chúng tôi cũng gặp phải khó khăn nhưng trong năm tôi tin là Forever21 hoàn toàn có thể vượt qua được.”

(Ảnh: Internet)

Và Do Won Chang luôn nhắc đến một vấn đề khi được hỏi và triết lý sống của bản thân: Gia đình vẫn luôn đáng giá hơn bất cứ một thước đo nào của thành công. Khi được hỏi về ý nghĩa của “Giấc mơ Mỹ” đối với ông, Do Won Chan nói “ Đối với tôi, gia đình là điều quan trọng nhất, khi người ta nói về Giấc mơ Mỹ, họ nói về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu việc kinh doanh trở nên thuận lợi nhưng gia đình của bạn lại tan vỡ, thì đó không phải là một sự thành công.”

Có thể bạn quan tâm