Người thừa kế Hermès nhận thợ làm vườn làm con nuôi, để lại khối tài sản khổng lồ cả tỷ euro

Người thừa kế của thương hiệu xa xỉ Hermès đã quyết định chuyển một phần tài sản của mình cho thợ làm vườn 51 tuổi…

Người thừa kế Hermès nhận thợ làm vườn làm con nuôi, để lại khối tài sản khổng lồ cả tỷ euro

Nicolas Puech, cổ đông lớn nhất của thương hiệu thời trang nổi tiếng Hermès, thành viên thế hệ thứ năm của gia đình Hermès, hiện sống ở bang Valais, miền nam Thụy Sĩ.

Vào năm 2014 ông đã nghỉ hưu và rời khỏi ban điều hành hãng thời trang xa xỉ này, nhưng vẫn là cổ đông lớn nhất tại công ty khi nắm giữ 5%-6% cổ phiếu của tập đoàn. Tổng tài sản của riêng Nicolas Puech lên đến 10,4 tỷ euro và đứng thứ 170 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

tempimageppeljq-675.jpg
Chân dung Nicolas Puech, người thừa kế thương hiệu xa xỉ Hermès

Theo báo cáo của Geneva Tribune, Puech hi, hiện tại, mặc dù đã lớn tuổi nhưng ông vẫn độc thân và không có con nên đã nhận nuôi người làm cho ông nhiều năm, nhằm trao quyền thừa kế khối tài sản khổng lồ cả tỷ euro.

Được biết, con nuôi của tỷ phú 51 tuổi xuất thân từ một gia đình Maroc bình thường. Trong đợt dịch Covid-19, Nicolas Puech sau khi nhận được sự chăm sóc chu đáo từ vợ chồng người làm vườn đã thực sự coi họ như gia đình của mình.

Đầu năm 2015, Nicolas Puech đã cho người này 1,5 triệu franc Thuỵ Sĩ để mua một biệt thự tại Marrakech, Maroc. Nếu người làm vườn thành công trong việc trở thành con nuôi của thành viên thế hệ thứ năm của gia đình Hermès, anh ấy sẽ được thừa kế ít nhất một nửa khối tài sản mà ông để lại.

Tuy nhiên, việc nhận nuôi một người trưởng thành ở Thụy Sĩ vẫn khá phức tạp. Bên cạnh đó, vào năm 2011, Nicolas Puech đã ký kết thỏa thuận thừa kế với Quỹ Isocrates có trụ sở tại Geneva. Điều này, mang tính ràng buộc nên cũng khiến kế hoạch nhận nuôi trở nên khó khăn hơn.

Quỹ Isocrates cho biết đã nhận được thông tin rằng Nicolas Puech muốn huỷ bỏ thoả thuận trước, mong tiếp tục đàm phán. Trang mạng xã hội của doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động với sự tài trợ của tỷ phú thương hiệu xa xỉ Hermès, nhằm hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự trong việc bảo vệ các cuộc tranh luận công khai. Hiện tại, Nicolas Puech vẫn là chủ tịch của quỹ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...