CEO Dan Springers: “Người thừa kế” hoàn hảo của DocuSign

Cái tên Dan Springers lại một lần nữa nóng lại khi vị CEO này đã giúp DocuSign lên sàn chứng khoán thành công.
CEO Dan Springers: “Người thừa kế” hoàn hảo của DocuSign

DocuSign chính là “gã chữ ký số” khổng lồ vừa IPO cách đây hơn 1 tháng với mức giá chào sàn ấn tượng đối với một doanh nghiệp công nghệ. Docusign từng đứng vị trí 04 trong bảng xếp hạng Cloud 100 năm 2017 do Tạp chí Forbes bình chọn và đến nay vẫn luôn thuộc Top start – up công nghệ có những thành tựu khởi đầu ấn tượng.

“Cựu chiến binh” của ngành công nghệ đám mây

Springer là một “dân IT” nổi tiếng tại Responsys - một công ty công nghệ đám mây do chính ông thành lập năm 2004. Ông là giám đốc điều hành của công ty trong hơn 10 năm trước khi bị mua lại bởi Oracle vào cuối năm 2013 với giá 1,6 tỷ đô la.
Sau đó, trong suốt 4 năm liền, gã IT nổi tiếng này đã quyết định “lui về hậu phương”, dành thời gian cho gia đình và trở thành “ông bố nội trợ” của 3 đứa con trai.

Trong một cuộc phỏng vấn với GeekWire, Springer đã nói, “quyết định nghề nghiệp tốt nhất mà tôi từng làm là dành bốn năm để toàn tâm toàn ý trở thành người cha tập trung nuôi dạy các con mình. Và giờ đây, quyết định trở lại làm việc là quyết định đúng đắn thứ hai của tôi”.

Không nhiều người biết, Docusign đã mất gần 15 tháng để tìm kiếm CEO mới. Ban điều hành gồm 11 người khiến cho nhiều quyết định bị ảnh hưởng. Vị CEO mới cũng vì thế sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đưa ra những chiến lược phát triển.

Trước đây, Keith Krach - vị CEO tiền nhiệm (hiện giờ là Chủ tịch) của Docusign đã rất thàng công khi gây dựng Docusign trở thành một công ty khởi nghiệp “hot” nhất trong lĩnh vực công nghệ. Danh sách các nhà đầu tư muốn mua Docusign gồm toàn cái tên “khủng” như Kleiner Perkins, Accel Partners, Bain Capital, SAP, Microsoft, Salesforce, Intel và Samsung… và áp lực của Dan Springers chính là viết tiếp những thành công đó.

Keith đã từng nói rằng, một công ty thực sự thành công khi thương hiệu của nó trở thành “một động từ” như cách mà mọi người sử dụng Google hay Uber để thay thế cho hoạt động “tìm kiếm trực tuyến” hay “đón taxi”. Docusign bây giờ cũng đã trở thành “một động từ” như trong câu “just docusign it” khi mọi người cần sử dụng một chữ ký điện tử.

Năm 2015, dưới sự điều hành của Keith, Docusign đã có bước nhảy vọt ngoạn mục khi nhanh chóng mở rộng sự hiện diện trên toàn thế giới, đạt 50 triệu người sử dụng trên khắp 188 quốc gia với hơn 100.000 công ty sử dụng nó cho việc phê chuẩn tài liệu, giao dịch cũng như quản lý tiến độ công việc. Năm 2015, Docusign đã được ước tính trị giá 3 tỷ USD và đến tháng 4/2018, giá trị của công ty này đã tăng gấp đôi.

Việc các công ty phần mềm tham gia và thay đổi hành vi từ thói quen tiêu dùng đến cách làm việc của con người đang hiện diện rất rõ và Docusign là một minh chứng tiêu biểu. Nhưng cũng chính vì thế mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chỉ trong lĩnh vực chữ ký số, Docusign đã có 05 công ty cạnh tranh “trực tiếp” gồm EchoSign, Sertifi, RightSignature hay SignNow. Và để chiến thắng giữa “rừng” các start – up thì không chỉ cần sự khác biệt mà còn cần một người lãnh đạo biết biến sự khác biệt đó trở nên khác biệt nhất. Lúc này, Spingers là “ứng cử viên sáng giá”.

Springer gia nhập DocuSign vào tháng 1/2017. Đó cũng chính là thời điểm Hội đồng quản trị của Docusign đang có một cái nhìn nghiêm túc với IPO. Trong suốt 3 năm kể từ đó, công ty đã chuẩn bị mọi hoạt động để tiến đến IPO và đảm bảo rằng mục tiêu đó không bị “bỏ ngang”.

"Docusign đã trở thành “một động từ” như trong câu “just docusign it” khi mọi người cần chữ ký điện tử.

Người viết tiếp thành công

Trở thành CEO của Docusign, Dan Springers sẽ phải gánh nhiều trọng trách và phát triển nhiều mảng kinh doanh hơn cho công ty công nghệ này. Trong những năm qua, DocuSign đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh: từ chữ ký điện tử - sản phẩm cốt lõi đến cung cấp hợp đồng điện tử và dịch vụ tài liệu kỹ thuật số.

Nói về việc trở thành CEO của Docusign, Springers rất hứng khởi cho rằng, đây là công việc phù hợp với bản thông ông ở thời điểm này. “Đây là một công ty tuyệt vời, có quy mô lớn và phát triển rất nhanh. Công ty này khiến tôi cảm thấy tràn trề nhiệt huyết và tôi như được sống lại những giây phút thời tuổi trẻ để lao động và cống hiến”, Dan chia sẻ trong một bài phỏng vấn.

Springers cũng rất tự tin cho rằng, ông nhìn thấy nhiều cơ hội và sự đổi mới kinh doanh của Docusign, bắt đầu bằng cách mở rộng sự hiện diện quốc tế. Ông cho biết, công ty đã tăng trưởng đầy hứa hẹn ở Châu Âu và Châu Á, có dấu hiệu tăng trưởng tại thị trường Nam Mỹ, cụ thể là Brazil. Springers cũng cho biết, công ty này sẽ tăng khối lượng người dùng lên hơn 70% trong năm tới.

Việc quản lý công ty sẽ là thách thức lớn nhất của ông khi tất cả thành công đều đi kèm với những thay đổi lớn về bản chất và mô hình doanh nghiệp. "Là một CEO, tôi nghĩ công việc của mình là đảm bảo tất cả các nhân viên khác đều thành công trong công việc của họ và nếu tôi làm tốt, công ty sẽ rất phát triển", Dan tự tin chia sẻ.

"Sau thời gian dài tìm kiếm CEO “toàn diện” cho Docusign, tôi tin Dan là nhà lãnh đạo phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng và hoàn thiện sự ưu việt của công ty trên thị trường cũng như tiếp tục truyền cảm hứng cho nền văn hóa DocuSign dựa trên giá trị", Keith khẳng định.

Đến nay, Docusign đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, không còn là một start – up ngành công nghệ mà trở thành một công ty đại chúng với giá trị vốn hoá ngày càng tăng cao. Và Dan Springers sẽ phải nắm vững tay lái để “dìu dắt” được con thuyền đã được định giá 6 tỷ USD và sẽ còn nhiều hơn thế nữa.

Ban đầu, khi IPO, DocuSign đưa ra mức giá cổ phiếu từ 24 đô la đến 26 đô la, sau đó tăng giá lên 26 đô la đến 28 đô la. Công ty “chào sàn” với mức giá 29 đô la và đến ngày 27/4, mức giá cổ phiếu của Docusign đã đạt 38 đô la. Vào cuối ngày đầu tiên IPO, cổ phiếu của DocuSign ở mức 39.73 đô la, tăng 37% so với giá chào bán ban đầu.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…