CEO Ecopark trở thành Chủ tịch HĐQT Vinaconex

Tại ĐHĐCĐ bất thường được tổ chức sáng ngày 11/1 của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – mã: VCG), ông Đào Ngọc Thanh người đại diện nhóm cổ đông An Quý Hưng được bầu giữ chức c
CEO Ecopark trở thành Chủ tịch HĐQT Vinaconex

ĐHĐCĐ bất thường được tổ chức sau khi Vinaconex đã có sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp. Theo đó, Vinaconex có 3 cổ đông lớn chiếm 87% vốn của Vinaconex. Cụ thể, An Quý Hưng đang sở hữu 57,71% vốn, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,3% vốn và Đầu tư Star Invest nắm 7,57% vốn. 

Ông Thanh được biết đến là thành viên sáng lập, từng nhiều năm nắm giữ vị trí Tổng giám đốc Cty CP Đầu tư và Phát triển Việt Hưng (Vihajico - hiện đã đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Ecopark), chủ đầu tư khu đô thị Ecopark Hưng Yên. Ông Đào Ngọc Thanh hiện cũng đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Contana (CSC), Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương (API)... 

Phát biểu tại Đại hội cổ đông, ông Đào Ngọc Thanh đánh giá Vinaconex là một thương hiệu tên tuổi không chỉ trong lĩnh vực xây lắp mà còn là một doanh nghiệp đa ngành, các công trình của Vinaconex nhiều không kém gì Coteccons.

“Nếu chỉ dừng lại ở thương hiệu xây lắp toà nhà thì đã quên đi một nửa giang sơn, một nửa gánh nặng trách nhiệm của những người muốn nói chuyện với Vinaconex, muốn xây dựng Vinaconex", ông Thanh nói.

Về mục tiêu trong tương lai, ông Thanh cho rằng, Vinaconex phải là nhà đầu tư, nhà phát triển về dân dụng, công nghiệp và có những khu đô thị lớn, kiểu mẫu, đáp ứng được các điều kiện về môi trường, cảnh quan và tạo ra cuộc sống đích thực cho người Việt.

Ngoài ông Thanh, HĐQT mới của Vinaconex còn có ông Nguyễn Xuân Đông (Chủ tịch HĐQT Công ty An Quý Hưng), ông Dương Văn Mậu (Phó tổng giám đốc Vinaconex), ông Nguyễn Hữu Tới (Chủ tịch HĐQT Vinaconex 12), ông Bùi Tuấn Anh (Trợ lý Chủ tịch HĐQT Vinaconex 12), ông Nguyễn Quang Trung là Phó tổng giám đốc Địa ốc Phú Long và ông Thân Thế Hà - Phó tổng giám đốc Vinaconex, Chủ tịch HĐTV Công ty liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC). 

Ban kiểm soát của Vinaconex gồm ông Nguyễn Xuân Đại (sinh năm 1974), ông Lê Đình Vinh (sinh năm 1972) - đây là hai thành viên do Công ty Bất động sản Cường Vũ đề xuất. 

Tại đại hội, cổ đông cũng thông qua đơn xin từ nhiệm của 7 thành viên HĐQT đương nhiệm (nhiệm kỳ 2017-2022) gồm ông Nguyễn Đức Chi, ông Đỗ Trọng Quỳnh, ông Trần Tuấn Anh, ông Nguyễn Anh Tùng, ông Phạm Văn Hải, ông Lê Đăng Dũng, bà Nghiêm Phương Nhi.

Đồng thời cũng thông qua đơn từ nhiệm của 5 thành viên BKS  gồm ông Đặng Thanh Tuấn, bà Kiều Bích Hoa, ông Vũ Hồng Tuấn, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang và ông Bùi Anh Vũ.

Việc các thành viên của An Quý Hưng “chắc ghế” trong HĐQT cũng như BKS của Vinaconex là điều không mấy bất ngờ đối với giới đầu tư bởi với lượng sở hữu lên tới 57,7% vốn điều lệ của công ty thì chỉ cần sự hiện diện của nhóm cổ đông này là Đại hội có thể tiến hành.

Tuy nhiên, dù là cổ đông lớn nhưng cả An Quý Hưng, Star Invest và Bất động sản Cường Vũ đều không có quyền trực tiếp đề cử thành viên tham gia do thời gian nắm giữ chưa đủ 6 tháng.

Thế nhưng, các cổ đông này có thể lách luật bằng việc nhờ nhóm cổ đông lớn “cũ” đề cử hộ và thực tế đã diễn ra đúng “kịch bản” khi 100% cổ đông thông qua phương án HĐQT đương nhiệm giới thiệu ứng viên thành viên HĐQT.

Trước đó, ông Nguyễn Đức Chi – nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex cho biết “Theo luật định cần tối thiểu 6 tháng nhà đầu tư mới có thể vào được Vinaconex, nhưng chúng tôi không làm thế. Chúng tôi chủ động phối hợp, chấp nhận lời đề nghị hợp lý hợp tình để tạo điều kiện cho họ vào giữ vị trí người đại diện pháp luật và Tổng giám đốc từ sớm”.

Trong 7 thành viên HĐQT mới của Vinaconex có 5 người do ông Nguyễn Đức Chi giới thiệu và 2 người do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) giới thiệu.

Cuối tháng 11/2018, hai trong số ba cổ đông lớn của Vinaconex là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Viettel công bố kế hoạch bán toàn bộ lô cổ phần VCG.

Họ kỳ vọng bán với giá tối thiểu 21.300 đồng mỗi cổ phiếu, cao hơn thị giá VCG khoảng 3.000 đồng. Tuy nhiên, điều bất ngờ là cổ phiếu VCG đột nhiên "đắt khách" khi một loạt nhà đầu tư mới thành lập hoặc có vốn điều lệ nhỏ đăng ký mua hàng trăm triệu cổ phần VCG, trái ngược hẳn với cảnh ế ẩm hơn một năm trước.

Sau phiên đấu giá, An Quý Hưng đã giành quyền mua lô cổ phiếu VCG từ SCIC sau khi chi đắt hơn khoảng 1.900 tỷ đồng. Công ty Cường Vũ cũng chi hàng nghìn tỷ để mua trọn lô cổ phần VCG từ Viettel. Tuy mua hụt cổ phiếu VCG, song sau đó không lâu Star Invest cũng bỏ hơn 830 tỷ để mua 34 triệu cổ phiếu VCG từ nhà đầu nước ngoài và trở thành cổ đông lớn của Vinaconex.

Có thể bạn quan tâm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ, vượt mốc 1.300 điểm trong phiên 14/5 và đang dần áp sát vùng cản kỹ thuật 1.320–1.340 điểm, tuy nhiên, đà tăng này cũng tiềm ẩn những rung lắc khi thị trường tiệm cận vùng kháng cự mạnh, báo hiệu khả năng điều chỉnh ngắn hạn trong các phiên tới...

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường èo uột về thanh khoản và lợi nhuận, loạt cái tên tưởng như bị lãng quên như May Phan Thiết, Mai táng Hải Phòng hay Cơ khí Phổ Yên lại “ghi điểm” với mức cổ tức lên đến hàng trăm phần trăm bằng tiền mặt...

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

Thị trường chứng khoán mở đầu tuần mới đầy khởi sắc khi VN-Index tăng gần 16 điểm, vượt qua vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 và tiến sát mốc tâm lý 1.300 điểm, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục rung lắc và phân hóa trong ngắn hạn, đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

Chi phí đầu vào tăng cao, sức tiêu thụ suy yếu và chính sách mới siết chặt đã đẩy nhiều doanh nghiệp ngành bia vào một quý kinh doanh “đậm vị đắng”, khi lợi nhuận lao dốc và cổ phiếu giao dịch ảm đạm...