"Cha đẻ" tiền ảo Ethereum trở thành tỷ phú USD

Hiện Ether là loại tiền kỹ thuật số lớn thứ hai thế giới theo giá trị thị trường, chỉ xếp sau Bitcoin.
"Cha đẻ" tiền ảo Ethereum trở thành tỷ phú USD

Vitalik Buterin, một lập trình viên 27 tuổi người Canada gốc Nga, đã tạo ra ethereum vào năm 2013 khi anh 19 tuổi. 

Đồng tiền điện tử này ra mắt vào năm 2015 và hiện Buterin đang nắm giữ khoảng 333.500 ether trong ví công khai của mình. Khi nhân con số đó với mức cao kỷ lục 3.500 USD/ether vào 4/5, và Buterin sẽ có được hơn 1,1 tỷ USD. 

Buterin cũng là nhà đồng sáng lập “Tạp chí Bitcoin”, một ấn phẩm cung cấp thông tin về bitcoin và các loại tiền điện tử khác, vào năm 2012. 

Năm 2014, anh được chọn là một phần của Thiel Fellowship - chương trình hỗ trợ tài chính kéo dài hai năm do tỷ phú Peter Thiel xây dựng nhằm "trao 100.000 USD cho những người trẻ tuổi muốn xây dựng những điều mới mẻ thay vì ngồi trong lớp học”. 

Giá trị của Ether đã cao hơn gấp 4 lần vào năm 2021, tăng 375%. Tổng giá trị của tất cả ethereum đang lưu hành hiện là khoảng 403 tỷ USD theo CoinMarketCap. 

Mặc dù các nhà đầu tư mua và bán hàng nghìn loại tiền điện tử khác nhau, nhưng ether và bitcoin đã chiếm gần 2/3 trong toàn bộ thị trường tiền điện tử trị giá 2,3 nghìn tỷ USD toàn cầu.

Sự nhiệt tình đối với tiền điện tử đã tăng vọt vào tháng 4 khi sàn giao dịch Coinbase được công khai với mức định giá 86 tỷ USD. Bitcoin tăng lên mức cao kỷ lục, theo sau là “cú đột phá” gần 500% trong dogecoin - đồng tiền ảo được tạo ra như một trò đùa vào năm 2013. 

Những người ủng hộ tiền điện tử đã dành nhiều năm để nhấn mạnh rằng ethereum, bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác có thể cách mạng hóa thế giới tài chính. Và với sự thành công khi ra mắt trên Phố Wall của Coinbase, những người ủng hộ đó cuối cùng cũng có được “thời khắc” của họ.

Xem thêm

ATM Bitcoin “đổ bộ” vào Hoa Kỳ

ATM Bitcoin “đổ bộ” vào Hoa Kỳ

Có nhiều “vật thể lạ” mới xuất hiện tại các trạm xăng ở Carolina, siêu thị khuất góc tại thành phố New York. Đó là những chiếc máy ATM bitcoin màu vàng rực rỡ - nơi khách hàng có thể mua bán bitcoin hay đôi khi là rút cả tiền mặt.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?