Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Điểm tối trong bức tranh sáng của nền kinh tế

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công còn chậm là một trong những điểm tối của bức tranh nền kinh tế đang tươi sáng.
Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Điểm tối trong bức tranh sáng của nền kinh tế

Cập nhật tình hình 10 tháng cho thấy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 49,83% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 54,69% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dù Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp khác nhau ngay từ những tháng đầu của năm như việc giao kế hoạch vốn rất sớm, trước 31/12 đã giao 91,26%, số còn lại hơn 33.000 tỷ đồng (tương ứng hơn 8%) thì không thể giao được do không đủ điều kiện và thủ tục theo luật quy định.

Từ đầu năm đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đôn đốc các bộ ngành, địa phương hoàn thành các thủ tục và thủ tục đầy đủ đến đâu giao đến đó. Đến nay đã giao được hơn 5.000 tỷ đồng, còn 27.000 tỷ đồng tồn đọng do không đáp dứng được các quy định.

Có thể kể đến như một số quy định, các văn bản pháp luật về đầu tư công như công tác chuẩn bị đầu tư, công tác chuẩn bị dự án còn nhiều bất cập; thủ tục điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch phức tạp, nhiều việc phải thực hiện theo các quy định của Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật tài nguyên mà môi trường… gây chồng chéo.

Về cơ bản, những vấn đề liên quan đến vưỡng mắc về đầu tư công đã được giải quyết ở Luật đầu tư công (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2020. Một số vấn đề còn vướng mắc liên quan đến các pháp luật khác nhau, Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất giao các cơ quan tiếp tục rà soát trong thời gian tới chỉnh sửa, phải thống nhất lại, ông Dũng cho biết.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan được Chính phủ xác định là là ở khâu tổ chức thực hiện là chủ yếu như là công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế; việc giao kế hoạch chậm ở cả cấp trung ương và địa phương; việc giao chi tiết ở các cấp bộ ngành, địa phương cũng rất chậm, chưa phù hợp với yêu cầu, tiến độ dự án; công tác tổ chức thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao; trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, tư vấn, giám sát,nhà thầu … còn nhiều hạn chế, cơ bản là thiếu động lực trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 94 vừa qua với một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tiến độ về phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2019 và tập trung vào 5 nhóm giải pháp chính.

Cụ thể, tiếp tục rà soát các quy định còn vướng mắc để đỉnh chỉnh; khẩn trương giao chi tiết và điều chỉnh các kế hoạch vốn, trong đó kiên quyết điều chỉnh vốn từ các dự án dàn trải, giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân cao hơn; tập trung chỉ đạo triển khai công tác giải ngân ở các cấp các ngành.

Ngoài ra, cần phải đổi mới công tác theo dõi đánh giá kế hoạch đầu tư công;  tăng cường kỷ luật kỷ cương nhất là vai trò của người đứng đầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...