Chậm nộp báo cáo tài chính, VNZ bị hạn chế giao dịch

Kỳ lân công nghệ VNG tham vọng IPO trên đất Mỹ chưa thành nhưng cổ phiếu tại Việt Nam đã bị hạn chế giao dịch…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trung tâm dữ liệu của Công ty Cổ phần VNG
Trung tâm dữ liệu của Công ty Cổ phần VNG

Chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên quá 45 ngày, mã cổ phiếu VNZ của Công ty Cổ phần VNG (VNG) bị sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện cảnh báo và hạn chế giao dịch từ ngày 25/10.

Cụ thể, HNX đã ra thông báo đưa VNZ vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 25/10. Cổ phiếu VNZ chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần. VNZ bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính bán niên sau soát xét quá 45 ngày theo quy định của luật chứng khoán.

Ngay khi VNZ chính thức bị hạn chế giao dịch, VNG đã đăng tải báo cáo tài chính bán niên đã soát xét trên trang công bố thông tin của mình. Đặc biệt trong báo cáo tài chính do công ty kiểm toán EY (Ernst & Young), lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp của VNG là 193 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập lãi hơn 59 tỷ đồng.

Theo đó, doanh thu và chi phí của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính đều giữ nguyên không thay đổi. VNG ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng 6 tháng đầu năm đạt mức 4.098 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp ở mức 1.946 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng không thay đổi so với báo cáo tự lập, ở mức 1.097 tỷ đồng. Doanh thu tài chính đạt 42 tỷ đồng, chi phí tài chính ở mức 91,6 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay đã chiếm hơn 25 tỷ đồng.

Phần lỗ trong công ty liên kết có sự thay đổi từ lỗ hơn 49 tỷ đồng vọt lên thành lỗ 233 tỷ đồng. Chỉ riêng từ công ty Telio, 1 trong 8 công ty liên kết của VNG đã lỗ hơn 200 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 681 tỷ của báo cáo tự lập lên 751 tỷ đồng, tăng gần 11% so với báo cáo soát xét.

Do thay đổi lớn về chi phí, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm có sự điều chỉnh lớn từ âm 39 tỷ đồng tại báo cáo tự lập thành âm 293 tỷ đồng tại báo cáo soát xét. Đặc biệt, lợi nhuận của công ty mẹ từ lãi hơn 59 tỷ đồng đã bốc hơi hơn 250 tỷ đồng, ghi nhận mức lỗ hơn 193 tỷ đồng.

Về việc báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán chuyển từ lãi thành lỗ, phía VNG chỉ giải trình do phía công ty ghi nhận thêm các khoản chi phí liên quan đến các khoản dự phòng.

Tới thời điểm ngày 30/6/2023, tổng tài sản của VNG đạt 9.316 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 4.503 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn chiếm hơn 70%.Vốn chủ sở hữu đạt 4.813 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu kỳ.

vnz stock 25 10 23.png
Thị giá cổ phiếu VNZ thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, VNZ đang bị hạn chế giao dịch. Kết thúc phiên 24/10, VNZ giảm nhẹ 1,8% còn 802.000 đồng/cổ phiếu, Vốn hóa VNG đạt hơn 23.000 tỷ.

Có thể bạn quan tâm