Chân dung doanh nghiệp đề xuất cải tạo sông Tô Lịch

Kể từ khi thành lập, CTCP Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE) chưa phát sinh doanh thu cùng với đó là khoản lỗ liên tiếp trong vòng 3 năm gần đây.
Chân dung doanh nghiệp đề xuất cải tạo sông Tô Lịch

JVE tiền thân là CTCP Cải thiện Môi trường Nhật Việt, được thành lập vào ngày 8/5/2017 với vốn điều lệ ban đầu 1,5 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm ông Nguyễn Tuấn Anh (nắm giữ 98% VĐL), ông Nguyễn Đức Thanh (nắm giữ 1% VĐL và bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (nắm giữ 1% VĐL).

Hiện JVE đang hoạt động chính trong lĩnh vực xử lý nước thải, với phương pháp áp dụng chính bằng 2 công nghệ của Nhật Bản là “Công nghệ thiên nhiên Bioreactor” và “Công nghệ sục khí nano”.

Theo giới thiệu, đây là 2 phát minh quan trọng của Nhật Bản được Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) công nhận và đã triển khai trên 300 dự án tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Lào.

Từ khi thành lập, JVE chưa phát sinh doanh thu. Trong giai đoạn từ năm 2017-2019, JVE lỗ lần lượt 340 triệu đồng, 1,1 tỷ đồng và 2,93 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của JVE đạt 4,91 tỷ đồng, tăng 3,46 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng từ 700 triệu đồng lên mức 4,6 tỷ đồng.

Ngày 8/4/2020, JVE nâng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Tuấn Anh, còn Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật do bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (SN 1988) đảm nhiệm.

Trong nững ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về việc một doanh nghiệp là JVE đã đề xuất phương án cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh” bằng nguồn vốn và công nghệ Nhật Bản.

JVE cho rằng sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông “chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo rất quyết liệt các cơ quan chuyên môn, ban ngành của thành phố đưa ra nhiều giải pháp để xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch.

JVE nhận định để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể để giải quyết toàn bộ các vấn đề như thu gom nước thải, cấp nước cho sông sau khi thu gom hết nước thải, xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy, xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; thoát nước chống ngập khi mưa bão...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...