Chỉ có hơn 800 giao dịch mua bán nhà ở xã hội thành công trong 6 tháng đầu năm 2024

Trong khi đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành 75 dự án nhà ở xã hội với quy mô 39.884 căn...

Giao dịch nhà ở xã hội chủ yếu vẫn đến từ các tỉnh thành phát triển gắn liền với phát triển công nghiệp
Giao dịch nhà ở xã hội chủ yếu vẫn đến từ các tỉnh thành phát triển gắn liền với phát triển công nghiệp

Nghiên cứu của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, 6 tháng đầu năm 2024 giao dịch phân khúc nhà ở xã hội đã được cải thiện nhưng không đáng kể, tỷ lệ hấp thụ thấp đạt khoảng 40% với hơn 800 giao dịch thành công. Giao dịch chủ yếu vẫn đến từ các tỉnh thành phát triển gắn liền với phát triển công nghiệp.

Bàn về phân khúc này, bà Phạm Thị Miền, Phó Viện trưởng VARs IRE cho biết, nhu cầu nhà ở xã hội vốn đã nóng lại càng trở nên cấp thiết khi thời gian qua xảy ra hàng loạt vụ hỏa hoạn thương tâm tại các khu chung cư mini, khu nhà trọ, gây thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn sức khỏe và tính mạng của người dân.

“Trong bối cảnh giá nhà ở thương mại liên tục thiết lập mặt bằng giá mới ở ngưỡng cao, việc đẩy mạnh phát triển phân khúc này được coi là “chìa khóa quan trọng nhất” giúp khơi thông nguồn cung nhà ở giá bình dân”, bà Miền phân tích.

Dữ liệu nghiên cứu của VARS cũng cho thấy, vẫn tồn tại tình trạng một số dự án nhà ở xã hội xây xong nhưng vướng mắc không bán được, khiến nhiều nhu cầu không được "khớp lệnh".

“Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai, mà còn khiến cả chủ đầu tư và người dân đều thiệt hại. Chính phủ, các cơ quan ban ngành cần có biện pháp hỗ trợ tích cực hơn, trực tiếp tới từng dự án cụ thể để có thể giải quyết một cách triệt để vấn đề này”, VARS đề xuất

Theo số liệu của Bộ Xây dựng từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành 75 dự án nhà ở xã hội với quy mô 39.884 căn, tăng 3 dự án (khoảng 1.756 căn) so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024 nhưng mới chỉ đạt 9,3% kế hoạch 2021 - 2025.

Trong đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà xã hội, mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, năm 2024, Chính phủ giao mục tiêu cả nước hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Do đó, Bộ Xây dựng đánh giá khó hoàn thành chỉ tiêu trên trong năm 2024.

Việc triển khai gói vay 120.000 tỷ đồng, Bộ cho biết, còn rất chậm. Gói này mới giải ngân được 1%, tức khoảng 1.234 tỷ đồng. Trong số này khoảng 1.200 tỷ cho chủ đầu tư tại 12 dự án, tức mới giải ngân hơn 30 tỷ cho người mua nhà. Ngoài ra, mới có một nửa tỉnh thành trên cả nước công bố danh mục dự án có nhu cầu vay, tập trung ở Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Bình Định...

Nguyên nhân được Bộ chỉ ra là lãi suất gói vay ưu đãi trên vẫn cao, trong khi thời gian cho vay ngắn nên chưa thu hút được các doanh nghiệp, người dân vay vốn.

Về nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Xây dựng 6 tháng cuối năm 2024, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết sẽ tập trung đôn đốc các địa phương triển khai đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014 được xem xét cấp sổ đỏ

Đất lấn, chiếm vẫn có thể được cấp sổ đỏ

Luật Đất đai 2024 quy định 4 trường hợp đất lấn, chiếm từ ngày 1/7/2014 được xem xét cấp sổ đỏ, còn kể từ ngày 1/7/2014 trở về sau thì Nhà nước không cấp sổ đỏ và xử lý theo quy định của pháp luật...

Toàn cảnh cuộc họp

Tăng mức phạt đối với nhóm hành vi sử dụng đất sai mục đích

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải bám sát nguyên tắc, quy phạm được quy định bởi pháp luật đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm bao quát, không để sót hành vi vi phạm, các đối tượng liên quan...