Chính phủ định nghĩa, làm rõ bản chất tiền điện tử

Việc hoàn thiện quy định pháp lý cho tiền điện tử tại Nghị định 52/2024 sẽ góp phần ngăn ngừa, loại trừ các phương tiện thanh toán không hợp pháp do các tổ chức không được phép phát hành...

Chính phủ định nghĩa, làm rõ bản chất tiền điện tử

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 52/2024 quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (có hiệu lực từ ngày 1/7), thay thế Nghị định số 101/2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).

Trong Nghị định 52 này, ngoài các quy định về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, cơ quan quản lý cũng bổ sung quy định về tiền điện tử (e-money).

Cụ thể, Nghị định 52 đã bổ sung một số quy định về tiền điện tử như định nghĩa, làm rõ bản chất của tiền điện tử là giá trị tiền Việt Nam Đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử.

Nghị định cũng quy định cụ thể các hình thức thể hiện của tiền điện tử được sử dụng trong hoạt động thanh toán bao gồm ví điện tử, thẻ trả trước. Trong đó, tiền điện tử được lưu trữ trong ví điện tử, thẻ trả trước.

Đối tượng cung ứng tiền điện tử bao gồm ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cung ứng dịch vụ ví điện tử và thẻ trả trước) và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (cung ứng dịch vụ ví điện tử liên kết với tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng).

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc hoàn thiện quy định pháp lý cho tiền điện tử tại Nghị định 52/2024 sẽ góp phần ngăn ngừa, loại trừ các phương tiện thanh toán không hợp pháp do các tổ chức không được phép phát hành.

Đồng thời hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền điện tử (theo Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo đã được Thủ tướng phê duyệt kèm theo Quyết định số 1255 ngày 21/8/2017).

Bên cạnh đó, một số nội dung chính sách lớn đã được thể chế hoá bằng quy định cụ thể tại Nghị định số 52.

Thứ nhất, bổ sung quy định về thanh toán quốc tế. Cụ thể, bổ sung quy định để làm rõ khái niệm thanh toán quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế (Điều 3); vai trò quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với thanh toán quốc tế (Điều 4); quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế (Điều 5); quy định việc chấp thuận tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều kiện để được chấp thuận (Điều 5, Điều 21); quy định về việc các bên liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm quản lý các luồng giao dịch xuyên biên giới (Điều 5).

Thứ hai, bổ sung quy định về thanh toán quốc tế. Theo đó, Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định để làm rõ khái niệm thanh toán quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế (Điều 3); vai trò quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với thanh toán quốc tế (Điều 4); quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế (Điều 5); quy định việc chấp thuận tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều kiện để được chấp thuận (Điều 5, Điều 21); quy định về việc các bên liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm quản lý các luồng giao dịch xuyên biên giới (Điều 5).

Quy định về thanh toán quốc tế tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP nhằm nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh toán quốc tế và đẩy mạnh các mô hình hợp tác cung ứng dịch vụ thanh toán xuyên biên giới trong bối cảnh phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng như hỗ trợ thanh toán đối với thương mại điện tử ngày càng gia tăng.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán (Điều 9-16).Trong quá trình theo dõi việc thực thi các quy định pháp luật về tài khoản thanh toán, Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan để phù hợp hơn với thực tiễn, như quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán; ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán; phong tỏa tài khoản thanh toán; xử lý sau khi chấm dứt phong tỏa; các trường hợp đóng tài khoản thanh toán; xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán...

Thứ tư, bổ sung quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích (Điều 18-20). Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định về dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng để phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 và Luật Đầu tư năm 2020, trong đó: quy định cụ thể phạm vi các chủ thể được cung ứng (gồm ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích); quy định điều kiện và hồ sơ, quy trình, thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, thu hồi văn bản về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định về dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng để phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 và Luật Đầu tư năm 2020, trong đó: quy định cụ thể phạm vi các chủ thể được cung ứng (gồm ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích); quy định điều kiện và hồ sơ, quy trình, thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, thu hồi văn bản về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

Thứ năm, sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để phù hợp nhu cầu thực tiễn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung ứng dịch vụ, nâng cao hiệu quả vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Cụ thể: (i) cắt giảm các dịch vụ trung gian thanh toán cấp phép (loại bỏ 01 dịch vụ là dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử không thuộc phạm vi dịch vụ trung gian thanh toán); (ii) cắt giảm thủ tục hành chính, rà soát các điều kiện kinh doanh; (iii) sửa đổi, bổ sung chi tiết và làm rõ các nội dung, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi, cấp lại Giấy phép làm căn cứ để quản lý và tổ chức triển khai; (iv) bổ sung các nguyên tắc làm cơ sở để Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.

Thứ sáu, một số quy định khác. Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã bổ sung một số quy định về tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán quốc gia và quy định về giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế; bổ sung rõ hơn chức năng giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và dịch vụ thanh toán (Điều 4, Điều 33-35); bổ sung một số quy định chuyển tiếp hướng dẫn chi tiết đối với các trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính đã tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế; các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và việc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng (Điều 36).

Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã bổ sung một số quy định về tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát hệ thống thanh toán quốc gia và quy định về giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế; bổ sung rõ hơn chức năng giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và dịch vụ thanh toán (Điều 4, Điều 33-35); bổ sung một số quy định chuyển tiếp hướng dẫn chi tiết đối với các trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính đã tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế; các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và việc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng (Điều 36).

Trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu hướng hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam, việc Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 quy định về thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo minh bạch, chặt chẽ, đúng pháp luật, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; đồng thời đồng bộ, thống nhất với thời hạn có hiệu lực của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán BSC: Định giá cổ phiếu ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng tăng trưởng

Chứng khoán BSC: Định giá cổ phiếu ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng tăng trưởng

BSC cho rằng triển vọng tăng trưởng năm tới vẫn chưa được phản ánh đầy đủ vào giá cổ phiếu khi nhiều ngân hàng đang được định giá thấp hơn so với lịch sử. Nhà đầu tư nên tích lũy cổ phiếu ngân hàng cho chiến lược trung và dài hạn, ngay cả khi tăng trưởng lợi nhuận ngắn hạn chưa có đột phá...

Ông Nguyễn Vĩnh Tuyên, Phó Tổng Giám đốc Nam A Bank (thứ hai từ trái sang) tham dự ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Nam A Bank phát hành thẻ đồng thương hiệu với NAPAS và Mastercard

Thanh toán trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, với chỉ vài cú click chuột hoặc chạm nhẹ trên màn hình điện thoại, khách hàng có thể dễ dàng mua sắm, thanh toán hóa đơn mà không cần phải đến các điểm giao dịch

Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Tốc độ giảm doanh thu của khối bảo hiểm nhân thọ tuy chưa được đảo chiều, nhưng đã có dấu hiệu chậm lại. Những quy định mới được ban hành kỳ vọng sẽ "lành mạnh hóa" việc bán bảo hiểm liên kết đầu tư, giúp ngành này đi đúng hướng, đảm bảo phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn...

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Sau hơn một thập kỷ hợp tác, Techcombank thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng độc quyền với Manulife. Quyết định này đặt ra nhiều nghi vấn về tương lai của bancassurance. Với những thách thức đang hiện hữu, con đường phát triển của lĩnh vực này dường như vẫn còn rất mờ mịt...

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của ngân hàng "0 đồng" khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp mua lại các tổ chức gặp khó khăn như GP Bank, OceanBank và CBBank. Hành động này không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn mở ra những bài học quý giá về quản trị và giám sát trong ngành ngân hàng...

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo VBMA, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 277.450 tỷ đồng, riêng nhóm ngân hàng đã chiếm tới 70,9% tổng giá trị...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ