Chịu nhiều tác động, mùa đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 sẽ nóng?

Kỳ họp ĐHĐCĐ năm 2020 được dự báo là sẽ nóng hơn những kỳ họp khác bởi có quá nhiều sự kiện tác động lớn đến hoạt động doanh nghiệp đang diễn ra.
Chịu nhiều tác động, mùa đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 sẽ nóng?

Đến hẹn lại lên, tháng 3 trong năm là thời điểm sẽ diễn ra kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên của các ngân hàng, doanh nghiệp. Thông thường, đây sẽ là thời điểm được chú ý nhất trong năm bởi sẽ có nhiều vấn đề nóng được đưa ra để đối thoại giữa các cổ đông và lãnh đạo.

Nhóm ngân hàng gây chú ý

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã: EIB) là nhà băng đầu tiên thông báo về lộ trình tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 khi tổ chức ĐHĐCĐ thương niên năm 2019 bất thành do không đạt được sự đồng thuận của các nhóm cổ đông.

Theo đó, ĐHĐCĐ năm 2020 của Eximbank được lên lịch tổ chức vào ngày 22/4/2020. Tại ĐHĐCĐ lần này, Eximbank sẽ tiếp tục đề cập tới các nội dung đã trình tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 nhưng chưa được thông qua.

Tuy nhiên, ngân hàng tổ chức ĐHĐCĐ sớm nhất là BIDV vào ngày 7/3 tới. Ngày đăng ký cuối cùng theo lịch công bố là ngày 17/2/2020.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã: STB) cũng vừa thông báo về việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2019. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng Sacombank chốt danh sách cổ đông là vào ngày 28/2/2020.

Sacombank dự kiến thời gian tổ chức ĐHĐCĐ vào sáng ngày 24/4/2020. Nội dung chương trình họp và tài liệu ĐHĐCĐ dự kiến sẽ được Sacombank công bố vào ngày 13/4 tới đây.

ĐHĐCĐ năm 2020 của Vietcombank cũng dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 24/4. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông tham gia là ngày 18/3/2020.

Thông thường nội dung họp sẽ xoay quanh kết quả hoạt động năm 2019, kế hoạch kinh doanh năm 2020, tờ trình phân phối lợi nhuận, các ngân hàng cũng sẽ trình cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ năm 2020, và tờ trình về phương án nhân sự,…

Bên cạnh đó, nhiều câu chuyện khác dự kiến làm nóng đại hội cổ đông ngân hàng năm 2020 cũng rất đáng chờ đợi, chẳng hạn như tiến trình xử lý nợ xấu của Sacombank, tiến độ sáp nhập PGBank của HDBank, lộ trình triển khai bancassurance độc quyền tại ACB, kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận những năm tới của các "hiện tượng lợi nhuận" VIB và TPBank, hay thời gian lên sàn cụ thể của các ngân hàng chưa lên sàn như VietCapitalBank, MSB, OCB..., "cán cân quyền lực" tại Eximbank, chuyện bất ngờ thay "ghế nóng" tại Techcombank, LienVietPostBank.

Ngoài ra, vấn đề chia cổ tức cũng luôn là điểm nóng của các ngân hàng tại các kỳ ĐHĐCĐ. Với kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2019, nhiều ngân hàng hứa hẹn chia cổ tức cho cổ đông ở mức cao, lên tới 30% nhưng vẫn chủ yếu là cổ phiếu, hoặc vấn đề cổ đông của Techcombank và Sacombank nhiều khả năng vẫn phải "nhịn" cổ tức năm 2019.

Khối doanh nghiệp có thể "trễ hẹn"

Điểm đáng chú ý của kỳ ĐHĐCĐ năm 2020 tới đây là việc đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán và nhanh chóng lan ra các quốc gia khác.

Dịch bệnh khiến Trung Quốc phải kéo dài kỳ nghỉ Tết, tiến hành cách ly gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế Trung Quốc và toàn cầu thiệt hại có thể lớn gấp 3 đến 4 lần so với dịch SARS, lên tới 160 tỷ USD.

Nguyên nhân do vai trò của kinh tế Trung Quốc hiện nay chiếm khoảng 18% GDP toàn cầu, lớn hơn nhiều so với thời điểm diễn ra dịch SARS (4%). Đồng thời, tính liên kết, kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế Trung Quốc với kinh tế thế giới cũng chặt chẽ hơn nhiều.

Trung Quốc đang là đối tác giao thương quan trọng của Việt Nam chiếm 15,7% giá trị xuất khẩu và 30% giá trị nhập khẩu (tính đến năm 2019). Lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam cũng rất lớn, có địa phương khách Trung Quốc chiếm đến 70% (Khánh Hòa).

Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp khi lan ra 17 quốc gia, trong đó số lượng người nhiễm tại Hàn Quốc vượt 1.000 người và Italia hơn 322 người. Hàn Quốc đứng thứ đầu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 22%, đứng thứ 2 về khách du lịch tới Việt Nam với 24% và đặc biệt doanh thu Samsung chiếm tới 28% GDP.

Theo đó, tác động của dịch Covid-19 và kế hoạch ứng phó của doanh nghiệp sẽ là những vấn đề mà cổ đông quan tâm tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên sắp tới đây. Đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chịu tác động ngay như hàng không, vận tải biển, du lịch...hay lĩnh vực chuyên nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc như dệt may.

Chưa kể, tâm lý phòng tránh dịch bệnh, hạn chế đến nơi đông người của một bộ phận lớn người dân hiện nay có thể khiến lượng cổ phần tham dự không đủ  điều kiện để tổ chức Đại hội.

Có thể lấy ví dụ ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của GTNfoods (mã: GTN) được tổ chức hồi giữa tháng 2 vừa qua cho thấy, dù có khá nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến sự chuyển giao doanh nghiệp nhưng đang trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành nên lượng khách mời, cổ đông đến dự họp khá ít, chỉ bằng một nửa năm ngoái.

Hiện, ngoài nhóm ngân hàng thì hầu hết các doanh nghiệp nhóm ngành khác đều chưa chốt ngày tổ chức ĐHĐCĐ, thậm chí chưa chốt danh sách cổ đông.

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng biển, công ty có dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ trong tháng 3 nhưng có thể sẽ lùi lịch do chờ báo cáo kiểm toán năm 2019, doanh nghiệp cũng phải tính toán lại kế hoạch kinh doanh năm 2020 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp niêm yết phải họp ÐHCÐ thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 

Theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 

Ðiều này đồng nghĩa, mùa ÐHĐCÐ sẽ kết thúc vào ngày 30/6 hàng năm. Quy định là vậy, nhưng trong vài năm trở lại đây, vẫn có những doanh nghiệp lùi thời hạn tổ chức ÐHĐCÐ tới tháng 8, tháng 9.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...