Chịu tác động của virus corona, khách du lịch đến Hà Nội vẫn tăng nhẹ

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong dịp Tết nguyên đán 2020, do tác động của thời tiết, cùng với dịch viêm đường hô hấp do virus corona bùng phát đã làm lượng khách du lịch đến Hà Nội có nhiều biến động. Tuy nhiên kết quả vẫn đạt mức tăng khá.
Chịu tác động của virus corona, khách du lịch đến Hà Nội vẫn tăng nhẹ

Trong 4 ngày Tết từ 30/12/2019 đến hết ngày 3/1/2020 (tức từ ngày 24-27/1/2020 dương lịch), Thủ đô Hà Nội đón 221.750 lượt khách, tăng 3,2% so với cùng kỳ 2019. Trong đó: đón 53.760 lượt khách quốc tế, giảm 7% so với 2019 (khách quốc tế lưu trú đạt 37.901 lượt khách, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước, riêng khách Trung Quốc đạt 7.209 lượt khách, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước); đón 167.990 lượt khách nội địa, tăng 7% so với cùng kỳ 2019. Tổng thu từ khách du lịch đạt 476 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Dự kiến, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán năm 2020, từ ngày 23/01 đến hết ngày 29/01/2020 (tức từ ngày 29/12/2019 đến hết ngày 05/01/2020 âm lịch), tổng số khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 403.564 lượt khách, tăng nhẹ 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó: khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 109.095 lượt khách, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2019; khách du lịch quốc tế đến có lưu trú ước đạt 76.912 lượt khách, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa ước đạt 294.469 lượt khách, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 947 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu từ Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an Thành phố, 4 ngày Tết Nguyên đán 2020 từ ngày 24/01 đến hết ngày 27/01/2020 (tức từ ngày 30/12/2019 đến hết ngày 3/1/2020 âm lịch), khách du lịch quốc tế đến Hà Nội từ hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, lượng khách tăng nhẹ so với cùng kỳ, chủ yếu vẫn tập trung vào các thị trường khách du lịch trọng điểm của Hà Nôi với thứ tự lần lượt là Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Đài Loan, Úc, Nhật Bản; riêng khách Trung Quốc giảm đáng kể 20%.

Trong 7 ngày Tết, ước tính một số thị trường khách tiếp tục tăng nhẹ so với cùng kỳ 2019 như: dự kiến Hàn Quốc vẫn là thị trường hàng đầu đến Hà Nội trong dịp tết nguyên đán 2020 với 20.429 lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; Malaysia với 6.029 lượt khách, tăng nhẹ 7% so với cùng kỳ năm trước; Đài Loan với 4.195 lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là các thị trường Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Úc tăng rất nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Riêng thị trường khách Trung Quốc dự kiến tiếp tục giảm so với cùng kỳ với 19.085 lượt khách, giảm 22%. Một số thị trường khách đông bắc á như Macao, Hong kong,… ước tính giảm đáng kể.

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tiêu biểu trên địa bàn Thành phố, dịp lễ Tết Nguyên đán năm nay, tình hình đón khách của các đơn vị ước tính tăng trưởng khá.

Tiêu biểu như: Công ty TNHH du lịch Sang trọng Việt Nam đón 73 lượt khách, tăng khoảng 28% so với cùng kỳ năm 2019; Công ty TNHH Thương mại và du lịch Trọng điểm ước đón khoảng 1.078 lượt khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước (trong đó đón 1.074 lượt khách inbound và 4 lượt khách outbound và 16 lượt khách nội địa); Công ty CP Hanoi Redtours đón 40 lượt khách, tăng 21% so với cùng kỳ 2019 (gồm 12 lượt khách inbound, 24 lượt khách outbound và 4 lượt khách nội địa)…

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp phục vụ lượng khách tương đương và giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước như: Chi nhánh Công ty CP Dịch vụ Du lịch Bến Thành tại Hà Nội ước đón 195 lượt khách, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (trong đó đón 50 lượt khách quốc tế tương đương cùng kỳ năm trước, đón 20 lượt khách quốc tế đi giảm 30% và đón 125 lượt khách nội địa giảm 25%); Chi nhánh Công ty TNHH Exotissimo travel agency tại Hà Nội đón 110 lượt khách, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…