Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc vừa chi gần 600 tỷ đồng mua vào 25 triệu cổ phiếu KBC

Ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) đã hoàn tất mua vào 25 triệu cổ phiếu KBC như đăng ký trước đó.

Cụ thể, từ ngày 15/11 đến ngày 13/12, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc vừa mua vào toàn bộ 25 triệu cổ phiếu KBC đăng ký để nâng sở hữu từ 14,81% lên 24,91% vốn điều lệ.

Nếu tính theo giá đóng cửa ngày 13/12 là 22.500 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Đặng Thành Tâm đã bỏ ra số tiền lên tới 562,5 tỷ đồng để mua vào 25 triệu cổ phiếu KBC.

Được biết, từ ngày 6/1 đến ngày 9/11, cổ phiếu KBC giảm 69,4% từ 46.350 đồng về 14.200 đồng/cổ phiếu. Sau đó, cổ phiếu hồi phục, kết phiên ngày 14/12 dừng ở mức giá 22.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn 60,6% so với đáy ngày 9/11 và đồng thời vẫn thấp hơn 50,8% so với đỉnh ngày 6/1.

Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc
Ông Đặng Thành Tâm vừa hoàn tất mua vào 25 triệu cổ phiếu KBC.

Kinh Bắc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 lần 2

Ở một diễn biến khác, ngày 7/12, Kinh Bắc công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 2 vào ngày 28/12, đại hội tổ chức tại Bắc Ninh.

Trong đó, Kinh Bắc trình cổ đông kế hoạch mua lại 100 triệu cổ phiếu KBC để giảm vốn điều lệ, nguồn thực hiện là thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và dự kiến triển khai sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được tài liệu đăng ký mua cổ phiếu.

Điểm đáng lưu ý, Công ty dự kiến giá mua cổ phiếu quỹ sẽ theo giá thị trường nhưng không cao hơn 34.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tối đa Công ty sẽ bỏ ra số tiền 3.400 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu KBC.

Kinh Bắc trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức tiền mặt năm 2023 với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 2.000 đồng, thời gian triển khai trong năm 2023.

Hiện tại, Kinh Bắc đang có 767,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, nếu Công ty trả cổ tức sau mua lại 100 triệu cổ phiếu, ước tính sẽ phải chia ra tổng cộng 1.335,2 tỷ đồng để trả cổ tức tỷ lệ 20%.

Kinh Bắc cũng trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.000 tỷ đồng.

Trong đó, Kinh Bắc cho biết hiện đang làm việc với các đối tác, ước tính khả năng cho thuê đạt 200 ha trong năm 2023 tại các dự án Khu công nghiệp (KCN) bao gồm Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Quang Châu, KCN Tân Phú Trung, KCN Tân Tập, KCN Lộc Giang, các cụm KCN ở Long An, Hưng Yên và đặc biệt KCN Tràng Duệ mở rộng giai đoạn 3 thì khách hàng đã sẵn sàng.

Với việc mở rộng quỹ đất trong giai đoạn tới, Công ty sẽ còn được phê duyệt mới 3 KCN với diện tích khoảng 3.000 ha.

Và cuối cùng, Công ty trình cổ đông hủy kế hoạch chào bán riêng lẻ để tăng vốn năm 2022. Công ty cho rằng, do diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 bị sụt giảm mạnh, hầu hết các cổ phiếu bị giảm giá nghiêm trọng trong đó có cổ phiếu KBC, không thuận lợi cho việc phát hành riêng lẻ để tăng vốn.

Do đó, Công ty chưa triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong năm 2022.

Được biết, đầu năm 2022, Kinh Bắc dự kiến chào bán tối đa 150 triệu cổ phiếu KBC, số tiền huy động được dùng để bổ sung vốn, tái cơ cấu nợ vay, đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên kết.

Xem thêm

Kinh Bắc bổ sung 1,1 triệu cổ phiếu nhằm đảm bảo cho lô trái phiếu mệnh giá 1.000 tỷ đồng

Kinh Bắc bổ sung 1,1 triệu cổ phiếu nhằm đảm bảo cho lô trái phiếu mệnh giá 1.000 tỷ đồng

Tổng CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa có báo cáo về việc trái chủ của KBC đã thông qua việc bổ sung tài sản bảo đảm cho trái phiếu KBCH2123002 của công ty. Theo đó, trái chủ đồng ý với việc bổ sung tài sản bảo đảm là 1,1 triệu cổ phiếu phổ thông của CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...