Chưa có cơ sở đưa ngưỡng 700 triệu để đánh thuế nhà

Dự thảo Luật Thuế tài sản do Bộ Tài chính soạn thảo dường như đang nghiêng về phương án thuế suất 0,4% và ngưỡng không chịu thuế với nhà là 700 triệu đồng.
Chưa có cơ sở đưa ngưỡng 700 triệu để đánh thuế nhà

Nhiều chuyên gia cho rằng, đánh thuế bất động sản sẽ tác động không nhỏ tới thị trường bất động sản và người thu nhập thấp ở đô thị. Còn chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, Bộ Tài chính chưa có cơ sở nào để đưa ra ngưỡng chịu thuế từ 700 triệu đồng trở lên.

Chính sách thuế có ba chức năng cơ bản: Thứ nhất, tạo ra nguồn thu ngân sách. Thứ hai, điều tiết thu nhập, phân phối lại thu nhập. Thứ ba, điều chỉnh hành vi tiêu dùng trong nền kinh tế từ cấp vi mô tới vĩ mô. Tuy nhiên, trong quá trình cung cấp thông tin, Bộ Tài chính lại không đưa ra cơ sở lập luận rằng những sắc thuế này khi đưa ra đạt được ba mục tiêu trên.

Tính khả thi của luật yếu

Với dự thảo này, dư luận lo ngại “thuế trùng thuế”, nhưng Ts. Vũ Đình Ánh cho rằng không trùng được, vì thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 sẽ bị loại bỏ, thay vào đó là quy định trong dự thảo Luật Thuế tài sản này.

Thuế nhà là thông lệ áp dụng trên thế giới, nhưng quan trọng là đánh thuế như thế nào. Singapore đánh thuế dựa trên giá trị nhà ở, trên điều kiện kinh tế, xã hội và yếu tố chính trị.

Theo ông Ánh, tại Việt Nam, nhà cần là một đối tượng để đánh thuế. Tuy nhiên, không nên đánh thuế nhà giá trị thấp, bởi phần lớn nhà là của người nghèo, thu nhập thấp, đời sống khó khăn.

“Nhà giá trị thấp thu không đáng bao nhiêu, giống thu thuế đất phi nông nghiệp. Nó vi phạm một nguyên tắc của thuế là tính hiệu quả. Thứ hai là tính đơn giản trong thuế”, ông Ánh chia sẻ.

Các cơ quan quản lý không nên loay hoay giữa việc đánh thuế nhà thứ nhất, nhà thứ hai, nhà thứ ba hay nhà thứ tư._“Điều khiến tôi bất ngờ và thắc mắc là cơ sở nào để Bộ Tài chính đưa ra ngưỡng 700 triệu để đánh thuế nhà, trong khi phần suất đầu tư để đánh thuế lại ở Bộ Xây dựng”, ông Ánh bình luận.

Bộ Tài chính là người giúp Chính phủ, Quốc hội soạn thảo dự Luật này, vì vậy, ông Ánh đề nghị trách nhiệm của Bộ là phải đưa ra căn cứ để xác định mức thu thuế tài sản và cơ sở thu thuế tài sản.

Nhiều loại thuế để hình thành nhà

Bàn về câu chuyện đánh thuế nhà có giá trị 700 triệu đồng trở lên, Ts. Đinh Tuấn Minh, chuyên gia kinh tế, cho rằng trong dự thảo có một điểm còn gây băn khoăn: “trong tường hợp không đóng được thì cứ tích dần, khi nào chuyển nhượng tài sản thì đóng thuế”. Điều này cho thấy tính khả thi của luật yếu và phải tính được làm thế nào để người dân phải nộp thuế._Nếu không rõ ràng, thuế tài sản sẽ tạo ra xung đột giữa người đang được hưởng thụ tài sản với chính quyền.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, băn khoăn: Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều loại thuế trong lĩnh vực xây dựng. Khi hình thành ra một tài sản ngôi nhà, bản thân nó đã phải gánh nhiều loại thuế. Thực tế đó đã tạo ra một giá trị cao hơn so với các nước và ngang bằng nước phát triển.

Ở các nước, thu nhập của người dân khác xa Việt Nam. Trong khi Nhà nước đang có chính sách tạo điều kiện cho mọi người có nhà ở, thì việc đánh thuế như đề xuất của Bộ Tài chính khiến cho người thu nhập thấp khó có khả năng mua nhà hơn.

Đất đai là tài nguyên, sở hữu toàn dân, việc khai thác tài nguyên đó qua thuế đất là hoàn toàn hợp lý. Quá trình xây dựng lên ngôi nhà là một chuỗi quá trình sản xuất liên quan đến nhiều ngành nghề, công nghệ khác và được xác định trên vật_liệu, công nhân, vận tải, máy móc…

Ông Đính cho hay các doanh nghiệp đó đều phải chịu thuế. Lợi nhuận tạo ra được cộng vào giá thành tổng hợp là nhà ở. Người tiêu dùng cuối cùng nhận tất cả các giá trị đó._“Tôi quan niệm rằng trong giá trị tạo ra ngôi nhà đó đã có rất nhiều loại thuế, hầu như không có một loại thuế nào được miễn giảm cả”, ông Đính nói.

Giá nhà 700 triệu đồng được Bộ Tài chính đưa ra đang có mâu thuẫn. Với căn nhà 700 triệu đồng, đối tượng sở hữu chủ yếu là những người khó khăn về tài chính. Đối tượng này đang được Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Hiện nay, việc vay vốn, duyệt hồ sơ từ ngân hàng cho người mua nhà cũng khó khăn. Nếu sắc thuế trên thành hiện thực thì chính những người có khó khăn về tài chính phải chịu nhiều khó khăn hơn.

“Thực tế, thông tin đánh thuế này đang trực tiếp gây tâm lý không tốt cho người tiêu dùng. Đặc biệt tại phân khúc căn hộ chung cư, khi mà tâm lý người dân đang bị dao động sau những vụ cháy, thị trường đang bất lợi. Nếu có chính sách không tốt sẽ tác động xấu tới thị trường”, ông Đính khẳng định.

Theo Khánh An / VnMedia

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…