Chưa thông qua TPP, ngành giày dép Việt Nam vẫn hấp dẫn

Quý I/2017, xuất khẩu nhóm hàng giày dép các loại theo Thống kê của Tổng cục Hải Quan đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ. Việt Nam theo đó vẫn duy trì vị trí nước sản xuất giày dép lớn thứ
Chưa thông qua TPP, ngành giày dép Việt Nam vẫn hấp dẫn

Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy các thị trường nhập khẩu giầy dép các loại của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: Thị trường Hoa Kỳ với 1,07 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) đạt 988 triệu USD, tăng 9,9%; thị trường Trung Quốc đạt 240 triệu USD, tăng 28,5%.

Trong nhiều năm qua, Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng giày dép của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ luôn chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của cả nước. Trong năm 2016, Mỹ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng giày dép từ Việt Nam với kim ngạch khoảng 4,48 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với kim ngạch 904,9 triệu USD, tăng 20%.

Kế tiếp là thị trường các nước trong khối EU như Bỉ với khoảng 825 triệu USD (tăng 14%), Đức khoảng 764 triệu USD (tăng 8,4%). Các nước châu Á cũng có mức tăng trưởng cao, như: Nhật Bản đạt khoảng 675 triệu USD (tăng 12,9%), Hàn Quốc là 345 triệu USD.

Như vậy, với số liệu của 3 tháng đầu năm, các thị trường nhập khẩu “truyền thống” và tăng trưởng xuất khẩu của ngành giày dép của Việt Nam vẫn duy trì ổn định, thậm chí ngành hàng này còn được đánh giá là sẽ còn nhiều khởi sắc với mục tiêu nhắm đến kim ngạch 18 tỷ USD. Trong năm 2016, nhóm mặt hàng này đạt giá trị xuất khẩu cao thứ tư (đạt khoảng 16,2 tỷ USD, bao gồm các mặt hàng da), sau nhóm mặt hàng diện thoại và linh kiện (đạt khoảng 34 tỷ USD), nhóm mặt hàng dệt may (đạt hơn 23,84 tỷ USD) và nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt gần 19 tỷ USD).

Tiềm năng của thị trường giày dép Việt Nam, trong mắt các nhà đầu tư, cũng thể hiện qua các động thái đổ vốn đầu tư vào thị trường. Phía doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong 2 năm 2015-2016, nhiều doanh nghiệp đã chuyển dịch từ thị trường Trung Quốc sang chọn Việt Nam làm nơi sản xuất, một phần vì giá thành sản xuất và chi phí nhân công lao động Việt Nam rẻ hơn, phần quan trọng là đón đầu Hiệp định Kinh tế Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Tuy nhiên, việc TPP chưa thông qua dường như đã không ảnh hưởng đến sức khỏe của ngành giày dép. Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (LEFASO), với việc không có TPP, da giày Việt vẫn phải tiếp tục duy trì cạnh tranh. Chính sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ mới là điều quan trọng, là yếu tố quyết định cho xuất khẩu da giày chứ không chỉ là TPP. Điều quan trọng vẫn là thị trường, nếu nó không tốt thì các FTA cũng không có ý nghĩa.

Còn theo ông Andrew Yen, Giám đốc Marketing khu vực châu Á Thái Bình Dương của Dow Elastomers, một thành viên của Tập đoàn Dow đến từ Mỹ với doanh số bán hàng xấp xỉ 50 tỷ USD, qua quan sát thị trường giày dép Việt Nam 2 năm vừa qua, ông nhận thấy ngành hàng này đã duy trì được sự tích cực trong việc gia tăng mở rộng thị trường; đặc biệt nhân công lao động ngành đã được nâng cao tay nghề sản xuất lên mức ngang thậm chí vượt nhân công lao động của Trung Quốc, quy trình sản xuất bài bản, quy cũ hơn... “Chúng ta đã từng chứng kiến các nhà đầu tư Nhật, Hàn, Thái Lan dịch chuyển đến Trung Quốc để chọn nơi gia công sản xuất và giờ đây, họ đã chuyển hướng sang thị trường Việt, góp phần vào làn sóng đầu tư ở Việt Nam. Trên quan điểm đó, tôi cho rằng có TPP thì rất tốt, chưa có, ngành giày dép Việt Nam vẫn “sống khỏe” và xuất khẩu mạnh”, ông Andrew Yen nói.

Được biết, Dow Elastomers đã thành lập Cty Dow Chemical VN LLC với 100% vốn nước ngoài, đi vào cung cấp các sản phẩm đầu vào quan trọng cho nhiều ngành sản xuất bán thành phẩm, ngành công nghiệp hỗ trợ tại VN. Dow Elastomers cũng vừa giới thiệu vật liệu tiên tiến thế hệ mới trong sản xuất đế giữa giày dép nhằm giúp các DN Việt Nam cho ra đời những sản phẩm giày thể thao, dép lê và dép xăng đan có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về độ bền, độ êm, bảo vệ chân cho người dùng.

Cũng theo ông Andrew Yen, với năng lực của một Tập đoàn toàn cầu đồng thời sự có mặt của CTy Dow Chemincal tại Việt Nam, việc tiếp cận cung cấp vật liệu mới cho sản xuất giày dép của các DN Việt, trong bối cảnh các DN giày dép Việt thường đặt nguyên vật liệu sản xuất từ DN được nhà nhập khẩu chỉ định hoặc nêu tiêu chuẩn, hoàn toàn có thể “tùy cơ ứng biến”, trực tiếp theo nhu cầu đặt hàng tại chỗ hoặc từ thị trường quốc tế, nơi có hội sở của thương hiệu giày dép cao cấp. Sự có mặt của Dow Chemical, từ chỗ là 1 văn phòng đại diện đến vóc dáng của một Cty TNHH ở VN, cho thấy cam kết gắn bó và đầu tư dài hạn tại thị trường.

Theo Enternews.vn

>> "TPP không làm thay đổi xu thế và định hướng hội nhập của Việt Nam"

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...