Đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở, Canada dự định hạn chế nhận du học sinh quốc tế

Canada đang cân nhắc kế hoạch hạn chế du học sinh quốc tế đến quốc gia này khi tình trạng thiếu nhà ở và giá thuê nhà tăng cao làm dấy lên một làn sóng chỉ trích từ người dân bản địa…

Đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở, Canada dự định hạn chế nhận du học sinh quốc tế

Theo báo cáo của kênh truyền hình CTV, Bộ trưởng Bộ Nhập cư Canada Marc Miller đã tiết lộ kế hoạch giới hạn số lượng sinh viên quốc tế được phép sinh sống ở Canada khi chính phủ nước này phải đối mặt với những lời chỉ trích về cuộc khủng hoảng nhà ở tại hầu hết các thành phố lớn.

Trước đây, Canada phụ thuộc vào nhập cư để thúc đẩy nền kinh tế và hỗ trợ dân số già hoá. Đó cũng là một mục tiêu quan trọng được Thủ tướng Justin Trudeau ưu tiên triển khai hàng năm. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nhà ở gần đây được cho là do có sự gia tăng quá nhanh và quá nhiều người di cư và sinh viên quốc tế, thúc đẩy nhu cầu về nhà ở trong khi tình hình lạm phát chung đã làm chậm quá trình xây dựng trên diện rộng.

“Số lượng sinh viên quốc tế tới Canada thực sự đã tăng lên một cách chóng mặt. Mọi việc dường như đang vượt khỏi tầm kiểm soát”, Bộ trưởng Marc Miller nói trong cuộc phỏng vấn với CTV.

Dữ liệu chính thức mới đây cho thấy có hơn 800.000 sinh viên nước ngoài có thị thực có hiệu lực vào năm 2022, tăng từ mức 275.000 vào năm 2012.

Ông Miller không cho biết chính phủ Canada hiện đang xem xét giới hạn bao nhiêu sinh viên quốc tế.

Báo cáo của The Canadian Press - trích dẫn các tài liệu nội bộ có được thông qua yêu cầu tiếp cận thông tin - cho thấy chính phủ liên bang đã được các công chức cảnh báo kể từ hai năm trước về việc các mục tiêu nhập cư đầy tham vọng của họ có thể gây tác động tiêu cực đến tình hình nhà ở.

Chính phủ cầm quyền trước đó đã đặt mục tiêu thu hút 485.000 người nhập cư trong năm 2024 và 500.000 người vào cả hai năm 2025 và 2026.

Khi nhấn mạnh thêm về số lượng sinh viên quốc tế đến Canada vượt xa số lượng nhà mà chính phủ liên bang đang có kế hoạch hỗ trợ xây dựng, Bộ trưởng Marc Miller lưu ý rằng nhà ở chỉ là một phần trong tính toán khi nói đến mục tiêu nhập cư. Ông cho biết, nhu cầu cấp thiết về việc giảm độ tuổi trung bình của lực lượng lao động cũng cần được xem xét.

Cư dân tạm thời, phần lớn bao gồm sinh viên quốc tế và người lao động nhập cư, là một phần khác của phương trình, với hơn 300.000 người trong số họ đến Canada chỉ trong quý 3 năm ngoái.

Bộ trưởng Marc Miller sẽ cân nhắc tình hình trong quý 1 và quý 2 năm nay để có thể đưa ra các đề xuất giới hạn đối với sinh viên quốc tế nhằm giúp giảm nhu cầu về nhà ở.

Canada là một điểm đến phổ biến đối với sinh viên quốc tế vì việc xin thị thực tương đối dễ dàng. Chính phủ Canada đã đưa ra ý tưởng giới hạn số lượng thị thực cho sinh viên nước ngoài vào tháng 8/2023, nhưng Bộ trưởng Nhà ở Sean Fraser khi đó cho biết chính phủ vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có nên theo đuổi lựa chọn đó hay không.

Đảng Tự do của Thủ tướng Justin Trudeau đã chứng kiến sự ủng hộ đối với họ giảm mạnh sau hơn 8 năm nắm quyền, với các cuộc thăm dò cho thấy người dân có xu hướng đồng tình với đảng Bảo thủ đối lập do ông Pierre Poilievre lãnh đạo, người đã chỉ trích chính phủ không quản lý đúng đắn vấn đề nhà ở.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...