Chính phủ Hàn Quốc tăng trợ cấp, giảm thuế để bình ổn giá lương thực

Chính phủ Hàn Quốc đã tăng trợ cấp cho một số mặt hàng thực phẩm như hành lá và có kế hoạch giảm thuế để mở rộng nhập khẩu rau củ như một phần trong nỗ lực ổn định giá lương thực…

Chính phủ Hàn Quốc tăng trợ cấp, giảm thuế để bình ổn giá lương thực

Các quan chức Hàn Quốc đã kiểm tra sự biến động trong giá nông sản, chăn nuôi, thủy sản vào 3 tháng cuối năm qua và thảo luận các biện pháp nhằm ổn định giá cả trong cuộc họp do Bộ Kinh tế và Tài chính tổ chức mới đây.

Trong đó, chính phủ Hàn Quốc đã đồng ý tăng trợ cấp cho các nhà phân phối hành lá - một sản phẩm quan trọng nhưng ngày càng đắt đỏ hơn do thời tiết thay đổi, từ 500 won mỗi cây lên 1.000 won mỗi cây. Hàn Quốc cũng sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với 3.000 tấn hành lá bắt đầu từ giữa tháng 1/2024.

Ngoài ra, các siêu thị trên khắp cả nước sẽ nhận được mức giá chiết khấu đối với 1,12 triệu quả trứng tươi nhập khẩu nhằm đề phòng sự gián đoạn do dịch cúm gia cầm. Giá một hộp 30 quả trứng tươi trung bình vào khoảng 4.990 won (~93 nghìn đồng).

Bắt đầu từ tháng tới, chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ cung cấp cho các công ty nhà máy khoản vay 450 tỷ won để sử dụng cho việc nhập khẩu bột mì.

Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ kiểm tra giá thực phẩm và giá dịch vụ ăn uống có tỷ giá biến động mạnh vào đầu năm, đồng thời sẽ mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp liên quan bằng cách cắt giảm chi phí. Một quỹ doanh nghiệp dịch vụ thực phẩm, hỗ trợ hoạt động và cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp trong ngành cung cấp dịch vụ ăn uống, sẽ ra mắt vào ngày 1/2/2024 với ngân sách lên đến 30 tỷ won.

Trước đó vào tháng 10/2023, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc đã công bố kế hoạch giảm thuế đối với 76 mặt hàng công nghiệp và thực phẩm nhập khẩu vào năm 2024 để tăng khả năng cạnh tranh của các ngành và kiềm chế lạm phát.

Trong tổng số đó có 19 sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp mới, bao gồm chất bán dẫn, pin thứ cấp và hydro, và 18 mặt hàng liên quan đến lĩnh vực ô tô, thép và hóa chất. Còn lại là các sản phẩm trong ngành nông nghiệp dễ bị tổn thương bao gồm ngũ cốc, thịt gà, đường và cà phê.

Ngoài ra, chính sách giảm thuế quan sẽ được áp dụng đối với khí đốt hóa lỏng và khí đốt tự nhiên nhập khẩu trong hạn ngạch sáu tháng đầu năm 2024.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…