Chứng khoán Mỹ đuối sức sau khi dữ liệu lạm phát mới được công bố

Chứng khoán Mỹ đóng cửa ít thay đổi vào 11/1 dù rằng tin tức về lạm phát cao hơn dự kiến và sức mạnh của thị trường lao động đã làm giảm hy vọng về việc cắt giảm lãi suất sớm của Cục Dự trữ Liên bang trong năm nay...

Chứng khoán Mỹ đuối sức sau khi dữ liệu lạm phát mới được công bố

Kết thúc phiên 11/1, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 15,29 điểm (+0,04%) lên 37.711,02, S&P 500 mất 3,21 điểm (-0,07%) còn 4.780,24 điểm và Nasdaq Composite nhích nhẹ thêm 0,54 điểm thành 14.970,19 điểm.

Trong một phiên giao dịch không ổn định, thị trường chứng khoán mở cửa ở mức cao hơn với chỉ số S&P 500 có thời điểm vượt mức đóng cửa cao kỷ lục 4.796,56 điểm từng đạt được vào tháng 1/2022, tuy nhiên sau đó đã mất đi toàn bộ mức tăng ban đầu.

Gần như tất cả 11 lĩnh vực chính của S&P 500 đều giảm, chỉ có năng lượng và công nghệ ở vùng tích cực, tăng lần lượt 0,16% và 0,44%.

Microsoft đã nhanh chóng vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới sau khi cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone giảm gần 4% kể từ đầu năm do lo ngại về nhu cầu suy yếu. Trong phiên, cổ phiếu của Microsoft tăng 0,49%, trong khi Apple giảm 0,32%.

Cổ phiếu tiền điện tử đảo ngược đà tăng ban đầu, với những cái tên như Coinbase giảm 6,7%, Bitfarms giảm 13,33% và Riot Platforms trượt 15,82%. Cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ đã phê duyệt các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) đầu tiên được niêm yết tại Mỹ để theo dõi bitcoin giao ngay vào cuối ngày 10/1.

Citigroup giảm 1,77% sau khi hồ sơ cho thấy thu nhập quý 4, sẽ được báo cáo vào 12/1, có thể thấp hơn dự kiến của giới phân tích. Các ngân hàng khác cũng mất điểm, với JPMorgan Chase giảm 0,42%, Bank of America giảm 1,33% và Wells Fargo giảm 0,08% trước ngày báo cáo thu nhập.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 11,41 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 12,27 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Sau khi kết thúc năm 2023 với sự phục hồi mạnh mẽ, chứng khoán Mỹ đã phải vật lộn để tìm lại động lực tăng giá, với S&P 500 chỉ tăng 0,21% kể từ đầu năm đến nay do dữ liệu kinh tế trái chiều và bình luận của các quan chức Fed đã khiến các nhà đầu tư hạ bớt kỳ vọng về thời gian và quy mô của việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Trong ngày 11/1, Bộ Lao động Mỹ báo cáo rằng chỉ số giá tiêu dùng đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 12, với việc người Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho nơi ở và chăm sóc sức khỏe. Một báo cáo riêng cho thấy số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới bất ngờ giảm vào tuần trước xuống còn 202.000 đơn.

Ngoài ra, nhận xét từ một số quan chức Fed đã bác bỏ khả năng sớm cắt giảm lãi suất. Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester và Chủ tịch Fed Richmond Tom Barkin đều cho rằng dữ liệu giá tiêu dùng trong tháng 12 sẽ không giúp đảm bảo rằng lạm phát hiện đang trên đà ổn định trở lại mục tiêu 2%, do đó, Fed sẽ cần thêm thông tin trước khi bắt đầu bất kỳ quyết định nào.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khoảng 1% vào phiên 11/1 sau khi Iran bắt giữ một tàu chở dầu ngoài khơi Oman, làm tăng nguy cơ xung đột leo thang ở Trung Đông.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 61 cent, tương đương 0,8%, đạt 77,41 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 65 cent, tương đương 0,9%, đạt 72,02 USD/thùng.

Trước đó trong phiên, cả hai loại dầu chuẩn này đều tăng hơn 2 USD/thùng nhưng sau đó lại đảo chiều do thông tin lạm phát ở Mỹ tăng bất ngờ và có báo cáo về việc Trung Quốc đang muốn giảm nhập khẩu từ Arab Saudi.

“Nhu cầu chậm lại, tình trạng bất ổn ở Trung Đông và phản ứng im lặng về giá khiến các nhà sản xuất, người tiêu dùng và những người tham gia thị trường đều cảm thấy hoang mang về giá dầu”, Barclays đưa ra bình luận khi ngân hàng này hạ dự báo giá dầu Brent năm 2024 xuống còn 85 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu diesel và xăng của Mỹ đã hỗ trợ thị trường năng lượng với dầu diesel, loại nhiên liệu cũng được sử dụng để sưởi ấm, tăng khoảng 3% lên mức cao nhất trong ba tuần do dự báo thời tiết cực lạnh sẽ lan rộng khắp nước Mỹ vào tuần tới.

Xem thêm

Boeing hạn chế đà tăng của Dow Jones

Boeing hạn chế đà tăng của Dow Jones

Nasdaq ghi nhận mức tăng hơn 2% đầu tiên vào năm 2024 trong phiên 8/1 khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm đã giúp nâng các cổ phiếu vốn hóa lớn, tuy nhiên cổ phiếu Boeing giảm mạnh đã ảnh hưởng đến mức tăng của Dow Jones…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...