Chuyển đổi 46ha rừng tại Bình Phước để làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài 128,8km, có 4 làn xe cao tốc, tốc độ thiết kế chạy xe từ 100-120km/h…

Chuyển đổi 46ha rừng tại Bình Phước để làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, với tổng diện tích rừng chuyển đổi 46,31ha, loại rừng sản xuất, nguồn gốc rừng trồng.

UBND tỉnh Bình Phước, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông - Chơn Thành, tỉnh Bình Phước được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và ban hành Thông báo số 57/TB-BKHĐT ngày 6/10/2023. Hội đồng Thẩm định Nhà nước đề nghị bổ sung nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng trước khi trình Chính phủ.

Được biết, 46,31ha diện tích rừng chuyển đổi thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng, huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Việc chuyển mục đích sử dụng diện tích rừng trên để triển khai dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Sau khi có chủ trương về chuyển mục đích sử dụng rừng, theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017, tiếp tục thực hiện thủ tục về trồng rừng thay thế cho dự án. Việc đầu tư dự án sẽ từng bước hoàn thiện tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, hình thành tuyến đường mới song song với Quốc lộ 14 hiện hữu, để kết nối vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài 128,8km, đi qua địa phận tỉnh Bình Phước là 101km và tỉnh Đắk Nông là 27,8km. Dự án có quy mô 4 làn xe cao tốc, tốc độ thiết kế chạy xe từ 100 - 120km/h, tổng vốn đầu tư khoảng hơn 25.000 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư đối tác công tư.

Khi dự án hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ tỉnh Đắk Nông đi tỉnh Bình Phước đến TP.HCM. Từ đó, tạo thuận lợi kết nối với Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai và Cảng Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từng bước tạo đột phá cho vùng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tuyến cao tốc còn giúp vận chuyển nông sản, thực phẩm, bauxite, phát triển du lịch địa phương và khu vực, mở ra cơ hội kết nối giao thông liên vùng Tây Nguyên, Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, tạo động lực để Đắk Nông và Bình Phước phát triển nhanh, bền vững, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng khu vực.

Để dự án hoàn thành đúng tiến độ, giữa tháng 10, UBND tỉnh Bình Phước đề xuất Quốc hội thông qua 4 nhóm cơ chế chính sách đặc biệt đối với dự án.

Cụ thể, về vốn đầu tư, tỉnh Bình Phước đề xuất chấp thuận bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 và bố trí 1.500 tỷ đồng dự phòng ngân sách trung ương cho dự án.

Đồng thời, cho phép tạm ứng từ nguồn vốn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 bố trí tham gia dự án thành phần 1 để thực hiện các dự án thành phần còn lại thuộc tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.

Về tổ chức thực hiện dự án, UBND tỉnh Bình Phước đề xuất Quốc hội giao tỉnh là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án.

UBND tỉnh Bình Phước đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu di dời cơ sở hạ tầng kỹ thuật, gói thầu bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư thuộc dự án.

Việc giải quyết bài toán vật liệu làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đề xuất cho phép nhà thầu thi công dự án không phải thực hiện thủ tục cấp phép mỏ khoáng sản làm vật liệu thông thường để làm dự án.

Về phương án đầu tư dự án, UBND tỉnh Bình Phước đã chia dự án thành 5 dự án thành phần, tiến độ thực hiện dự án dự kiến từ năm 2023 - 2026, theo đó dự án sẽ được thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11/2023, hoàn thành lập dự án vào tháng 3/2024, thẩm định, phê duyệt dự án vào tháng 6/2024, xây dựng dự án từ tháng 10/2024 đến hết năm 2026, đưa vào vận hành khai thác từ tháng 1/2027.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…