Chuyên gia chiến lược thương hiệu Nguyễn Đức Sơn: Chỉ nên khởi nghiệp sau 40-45 tuổi?

“Chỉ nên khởi nghiệp sau 40-45 tuổi?” là một chủ đề khá thú vị được chuyên gia chiến lược thương hiệu, đồng thời là Chủ tịch sáng lập học viện Plato Nguyễn Đức Sơn đặt ra trên facebook của mình.
Chuyên gia chiến lược thương hiệu Nguyễn Đức Sơn: Chỉ nên khởi nghiệp sau 40-45 tuổi?

Ông Nguyễn Đức Sơn - Chủ tịch sáng lập học viện  Plato

Chỉ nên khởi nghiệp sau 40 tuổi?

Nói về việc chỉ nên khởi nghiệp sau 40 tuổi, ông Nguyễn Đức Sơn viết: doanh nhân được xem là vĩ đại của nước Mỹ Henry Ford khởi nghiệp khi đã 45 tuổi. Năm 1908, Ford chế tạo chiếc xe mang tính cách mạng Model T. Ford trở thành tỷ phú với tài sản khoảng 200 tỷ USD (tính giá trị tiền ngày nay).

Năm 1969, ở tuổi 40 tuổi, Donald Fisher cùng vợ mở cửa hàng Gap đầu tiên tại San Francisco, Mỹ. Gap ngày nay nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những biểu tượng thời trang của Mỹ. 

Năm 1962, khi đã 44 tuổi, Sam Walton mở cửa hàng Walmart đầu tiên. Đây cũng là công ty lớn nhất tính theo doanh thu (480 tỷ USD) theo danh sách của Fortune Global 500 năm 2016.

40, 44 rồi 45 tuổi. Thậm chí ông chủ của KFC danh tiếng khởi nghiệp khi đã 65 tuổi.

Và ông Nguyễn Đức Sơn cũng dẫn nguồn từ Business Insider về câu chuyện khởi nghiệp sau tuổi 40 - 45 như sau: Theo một nghiên cứu của nhóm chuyên gia đến từ Đại học Northwestern, Cục điều tra dân số Mỹ và Viện Công nghệ Masachusetts, những start-up tuổi trung bình 45 có tỷ lệ thành công cao nhất.

Nhóm nghiên cứu quyết định rà soát toàn bộ các doanh nghiệp được thành lập mới tại Mỹ trong giai đoạn 2007-2014 để tìm sự thật. Họ rút ra được 2,7 triệu người sáng lập để so sánh độ tuổi với mức độ thành công của công ty, bao gồm tăng trưởng doanh thu, M&A được giá hoặc IPO. Kết quả, các nhà sáng lập nhiều khả năng thành công nhất có độ tuổi trung niên. Đối với 0,1% doanh nghiệp mới phát triển nhanh nhất ở Mỹ, tuổi trung bình của người sáng lập trong năm đầu tiên của doanh nghiệp là 45.

Nhóm nghiên cứu đưa ra một vài lý giải vì sao người tuổi trung niên dễ khởi nghiệp thành công hơn. Theo đó, họ có nhiều kinh nghiệm điều hành hơn, kiến thức chuyên sâu hơn, nguồn tài chính tốt hơn và mạng lưới mối quan hệ xã hội rộng hơn để hỗ trợ cho dự án kinh doanh mới. Nghiên cứu cho biết kinh nghiệm làm việc trong một ngành cụ thể trước đó giúp tăng gấp đôi cơ hội thành công trong startup mới. 

Chỉ nên khởi nghiệp sau 45 tuổi?

Theo ông Nguyễn Đức Sơn, khởi nghiệp ở 20 tuổi hay 45 tuổi không phải là tiêu chí. 

Thay vào đó, khởi nghiệp lúc nào thì dễ thành công tuỳ thuộc vào năng lực, nguồn lực, hoàn cảnh, tính chất nghề nghiệp và cơ hội của mỗi start-up. Nhưng điều này thì đúng: khởi nghiệp sau 30 hay 40 sẽ có nhiều lợi thế hơn nhiều tuổi 20 về trải nghiệm sống- điều quý giá chỉ có thể trả bằng thời gian.

Ông Sơn chia sẻ, làm thuê là một giai đoạn tiền khởi nghiệp rất đáng giá nếu rơi vào môi trường tốt. Tích luỹ chuyên môn, học cách cư xử văn minh, biết các chuẩn mực quản trị nhiều khi vô giá gấp nhiều lần lương nhận hàng tháng. Biết mình biết người là bài học đắt nhất nhưng lại quý nhất trước khi đơn phương độc mã ra trận. Tất nhiên với các genius thì luôn là một ngoại lệ.

Và nếu bán một sản phẩm hữu hình cụ thể, sự phụ thuộc vào uy tín cá nhân founder không quá lớn, thành công không phụ thuộc vào tuổi. Mà là cơ hội và tính tiên phong sản phẩm của start-up.

Tuy nhiên, theo ông khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, tư vấn hay ngành nghề đặc thù thì khác. Khái niệm một sản phẩm tốt gắn với founder là ai. Quyết định một sản phẩm tốt tuỳ thuộc vào việc họ đã thai nghén cho nó trong bao lâu. Nếu chỉ cần ý chí và khao khát là thành công thì tỷ lệ thất bại của start-up không cao như thống kê (hình như là 85%).

Ông cho biết, mình là người làm thuê 20 năm. Khi làm thuê coi công ty như của mình. Giờ làm chủ nhưng vẫn nghĩ như thời làm thuê.

Theo ICTnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...