CNN phát video về tổn thất nặng nề của căn cứ Mỹ ở Iraq sau cuộc tấn công tên lửa của Iran

CNN có được quyền thực hiện phóng sự truyền hình đầu tiên tại căn cứ không quân Ain al-Asad của Mỹ ở Iraq, nơi đã bị Iran tấn công bằng hàng chục tên lửa để trả thù vụ Mỹ sát hại trung tướng Qassem Soleimani.

Phóng sự truyền hình cho thấy tàn tích của khu doanh trại, nơi sinh hoạt của lính Mỹ, hỏa hoạn đã làm nốt việc hủy diệt hoàn toàn những địa điểm bị trúng tên lửa.

Phóng sự truyền hình của CNN tại căn cứ Mỹ bị tấn công

CNN nhận xét: "Tình trạng thực tế cho thất, rõ ràng rằng Iran không quan tâm đến việc cố gắng tránh gây thương vong cho lính Mỹ. Rất nhiều vụ nổ đã diễn ra ở những nơi có khả năng gây thương vong đáng kể cho lực lượng đồn trú".

Họ nói rằng cuộc tấn công của Iran kéo dài khoảng hai giờ, chủ yếu nhắm vào các mục tiêu quan trọng trong căn cứ Ain al-Assad của Mỹ phía tây tỉnh Anbar của Iraq, chiếm khoảng một phần tư diện tích của căn cứ.

Cuộc tấn công đầu tiên xảy ra lúc 1:34 sáng giờ địa phương và tạm dừng khoảng 15 phút là đòn tấn công tiếp theo. Hai loạt tên lửa tiếp diễn liên tiếp trong hai giờ.

Trung tá Mỹ Staci Colemsan trên căn cứ bị phá hủy. Ảnh CNN

Trung tá Mỹ Staci Colemsan cho biết, nhờ những trang thiết bị cảnh báo tiên tiến, các quân nhân Mỹ đã kịp thời trú ẩn trong các hầm ngầm trước khi cuộc tấn công tên lửa đánh trúng căn cứ.

Cùng vào sáng sớm ngày 08/01/2019, Iran phóng một số tên lửa vào căn cứ quân sự khác của Mỹ gần thành phố Erbil trong khu vực Kurdistan. Không có tên lửa nào bị chặn và bắn trúng mục tiêu một cách chính xác, dù các căn cứ Mỹ đang ở mức độ báo động sẵn sàng chiến đấu cao nhất sau khi Iran cam kết trả thù các vụ tấn công có chủ đích.

Vài giờ sau vụ tấn công, Tổng thống Donald Trump tuyên bố, lực lượng Mỹ "không có thương vong, tất cả các binh sĩ của chúng tôi đều an toàn và chỉ có thiệt hại tối thiểu về vật chất".

Kênh truyền hình Al Mayadeen cho biết, Mỹ ngăn chặn không cho binh lính và lực lượng tình báo Iraq tiếp cận căn cứ không quân bị đánh phá.

Nhà lập pháp Iraq Naim al-Aboudi nói với kênh Al Mayadeen, một phần căn cứ Ain al-Asad của người Mỹ bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc tấn công tên lửa của Iran.

Một nghị sĩ Iraq khác, Hassan Salem nói với kênh truyền hình Al Forat TV, cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran giống như một trận động đất, gây thiệt hại nặng nề căn cứ Mỹ và nhiều thương vong đối với quân nhân Mỹ ở đây. Những thương vong này được chuyển đến Tel Aviv.

Nhà lập pháp Iraq tiếp tục kêu gọi Mỹ cho phép cơ quan tình báo và truyền thông Iraq vào căn cứ để tự kiểm tra thiệt hại và xác định được sự thật về hậu quả cuộc tấn công của Iran.

Thiếu tướng Amir Ali Hajizadeh, người đứng đầu Sư đoàn Không quân vũ trụ Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết, hàng chục lính Mỹ thiệt mạng và bị thương sau vụ tấn công, quân đội Mỹ phải thực hiện ít nhất 9 chuyến bay C-130 đưa thương vong đến Jordan và Israel, trực thăng Chinook chuyển quân nhân bị thương đến bệnh viện Mỹ ở Baghdad.

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…