Có nên đổ tiền đầu tư nhà đất Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh...ngay lúc này không?

Câu chuyện bất động sản phía Đông ngày hôm nay cũng tương tự như chuyện phát triển bất động sản khu vực phía Tây cách đây 10 năm.
Có nên đổ tiền đầu tư nhà đất Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh...ngay lúc này không?

Cuối tháng 9, ông Vũ Duy Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã chính thức cho biết UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo triển khai thực hiện 4 dự án cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống và triển khai giai đoạn 2 dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy. Ngay sau khi thông tin này được phát đi đã có những đồn đoán về việc thị trường BĐS khu vực Long Biên có khả năng trở nên sốt nóng sau khi 4 cây cầu này được xây dựng.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc bộ phận nghiên cứu Savills cho hay, hiện nay vấn đề giao thông ở khu vực phía Đông đang cải thiện rất nhiều với cầu Đông Trù, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì...Trong tương lai 4 cây cầu mới được xây dựng cộng với nền tảng tiện ích hiện tại có thể nhìn thấy xu hướng giao thông thuận lợi sẽ giúp cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội phát triển ở phía Đông.

“Bao giờ cũng vậy, thông tin quy hoạch đưa ra sẽ luôn thu hút đối các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư mang tâm lý đám đông, đổ xô vào việc phải quyết định mua nếu không sẽ quá muộn gây nên tình trạng giá bất động sản tại những khu vực có quy hoạch bị đầu cơ, cò cũng tận dụng cơ hội để đẩy giá đất", bà Hằng cho biết.

Đại diện Savills cũng nhấn mạnh: "Thực tế cho thấy, khu vực lõi đô thị có xu hướng mở rộng bao gồm cả các khu vực như Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhà đầu tư đang chờ đợi điều kiện hội tụ đủ hơn nữa về tiện ích sống, trường học, bệnh viện... thì khu vực này mới có thể phát triển sôi động hoặc cân bằng với các khu vực khác của Hà Nội".

"Trong quá khứ, chũng ta cũng đã có những bài học rất cay đắng. Nhiều khi tưởng thị trường bất động sản nơi có quy hoạch có thể sốt ngay nhưng không phải đấy chỉ là do tâm lý hoặc có sốt nhưng là sốt ảo", bà Hằng phân tích.

Chuyên gia này cũng so sánh, câu chuyện bất động sản tại phía Đông giống như phía Tây trước đây, khi thị trường chuyển hướng ra phía Tây, đường vành đai 3 được xây dựng mọi người cũng hoài nghi, liệu có thực sự khu vực này có phát triển khi bạt ngàn xung quanh là đồng, ruộng...Và thực tế phải mất cả chục năm trời khu Tây Hà Nội mới được như ngày nay.

"Rõ ràng đường thôi, cầu thôi chưa đủ mà cần thêm nhiều yếu tố khác từ tiện ích xã hội, hạ tầng...Chính vì thế phía Đông cũng không thể phát triển trong một sớm một chiều mà cần có thời gian.", bà Hằng nhấn mạnh.

Vậy có nên đầu tư bất động sản Long Biên?, lời khuyên bà Hằng đưa ra cho các nhà đầu tư là phải hết sức cẩn trọng, xem xét kỹ lưỡng những thông tin từ quy hoạch, pháp lý, triển vọng khu vực, thậm chí dù có thông tin quy hoạch đến với khu vực đó rồi nhưng cũng phải xem xét có nằm trong quy hoạch gì nữa không. Không nên cho rằng cứ có cầu bắc qua đó là sẽ phát triển.

"Các nhà đầu tư không nên nóng vội bởi sẽ không có câu chuyện trở thành tỷ phú chỉ sau một đêm như trước đây mà có thể đó sẽ là câu chuyện ngược lại", vị chuyên gia này cho biết.

Theo Thanh Ngà/ Trí Thức Trẻ

>> Đón 4 cây cầu mới tỷ đô, liệu phía Đông Hà Nội có “sốt đất”, giá sẽ tăng bao nhiêu thì hợp lý?

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…