Cổ phiếu ESOP: Phần thưởng hay tác nhân kìm hãm?

Chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (ESOP) dường như đang là “mốt” trong các công ty niêm yết nhưng các gói ESOP hiện nay dường như đang nhắm đến nhiều hơn đối tượng là thành viên điều hành chủ chốt, có tỷ lệ sở hữu cao.
Cổ phiếu ESOP: Phần thưởng hay tác nhân kìm hãm?

Trong khoảng 2 tháng trở lại đây, liên tiếp những thông tin về chương trình ESOP với khối lượng khủng được công bố.

Một trong những doanh nghiệp tích cực phát hành cổ phiếu ESOP nhất trên sàn chứng khoán có thể kể đến CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã: MWG). Vừa qua, công ty đã thông qua phương án phát hành hơn 10,6 triệu cổ phiếu ESOP (2,4% lượng cổ phiếu lưu hành) với giá 10.000 đồng/cp, trong khi cổ phiếu MWG đang giao dịch tại vùng giá 113.000 đồng/cp.

ESOP dành cho ai?

Cụ thể, Thế giới Di động sẽ phát hành mới gần 9,8 triệu cổ phiếu và dùng hơn 856.000 cổ phiếu quỹ hiện có. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 4 năm kể từ ngày hoàn tất đợi phát hành, mỗi năm sẽ có 25% số cổ phần đã mua được chuyển nhượng. Thời gian thực hiện dự kiến vào tháng 12/2019 và tháng 1/2020, ngay sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Để được mua cổ phiếu ESOP, các nhân sự phải đáp ứng tiêu chuẩn là cán bộ quản lý chủ chốt và nhân viên có đóng góp cho sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh doanh của Thế giới Di động trong năm 2018.

Đáng chú ý, kể từ khi lên sàn hồi giữa tháng 7/2014, chỉ duy nhất năm 2016 Thế giới Di động không thực hiện phát hành ESOP, số lượng phát hành hàng năm luôn chiếm khoảng 2-3% lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm đó.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) cũng vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu ESOP từ nguồn cổ phiếu quỹ. Theo phương án, VPBank sẽ phát hành thêm 31 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp, trong đó gần một nửa dành riêng cho CEO Nguyễn Đức Vinh. Cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm và được giải tỏa dần hàng năm theo tỷ lệ 30% - 35% - 35%.

Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp khác cũng mới công bố chương trình ESOP như CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã: VTP), CTCP Tập đoàn PAN (PAN Group, mã: PAN)... Nhưng đáng chú ý nhất phải kể đến đợt phát hành cổ phiếu cho lãnh đạo chủ chốt năm 2019 của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã: PNJ).

Theo đó, ông Robert Alan Willett, thành viên HĐQT độc lập, dù chưa đủ điều kiện về thâm niên công tác, nhưng vẫn được mua 400.000 cổ phiếu, với giá 61.050 đồng/cp - chiết khấu 25% so với mức giá đóng cửa 10 phiên giao dịch liên tiếp. Cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng một năm.

Người đàn ông đến từ Anh quốc này là cựu Giám đốc điều hành BestBuy International và hiện cũng ở trong HĐQT của Thế giới Di động chỉ vừa mới gia nhập PNJ hồi tháng 4 năm ngoái.

Ngoài 400.000 cổ phiếu bán ưu đãi cho riêng người lao động đặc biệt này, PNJ còn phát hành gần 2,23 triệu cổ phiếu cho thành viên HĐQT, thành viên ban điều hành, lãnh đạo chủ chốt thuộc PNJ và đơn vị thành viên với giá 20.000 đồng/cp, tương đương 1/4 thị giá và thời gian hạn chế chuyển nhượng chia từng phần trong 3 năm.

Một ngoại lệ đã xuất hiện trong đợt phát hành cổ phiếu cho lãnh đạo chủ chốt năm 2019 của PNJ
Một ngoại lệ đã xuất hiện trong đợt phát hành cổ phiếu cho lãnh đạo chủ chốt năm 2019 của PNJ

Mặt trái của ESOP

Chính sách phát hành ESOP là cách mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng áp dụng từ khá lâu, nhất là công cụ này đã phát huy được hiệu quả cho các doanh nghiệp công nghệ vào những năm 1990, như trường hợp của Tập đoàn Infosys (Ấn Độ). Khi ấy một số lượng lớn cổ phiếu ưu đãi đã được bán hay tặng thưởng cho nhân viên. Sau này khi các doanh nghiệp đó thành công, giá cổ phiếu tăng đột biến thì nhiều người trong số các nhân viên đã trở thành triệu phú.

Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ trong việc học hỏi các chính sách ESOP. Có thể đây là một cách làm hay của các công ty nhằm mục đích tạo động lực cho người lao động, khuyến khích, nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ nhân viên công ty và quan trọng hơn là giúp cho những nhân viên được quyền mua cổ phiếu trong gói ESOP này giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi so sánh với thưởng bằng tiền.

Ngoài ra, việc thưởng bằng ESOP sẽ giúp doanh nghiệp không phải ghi nhận một khoản chi phí trên BCTC như thưởng bằng tiền khiến cho các con số lợi nhuận trên BCTC trở nên đẹp hơn.

Không thể phủ nhận độ hữu ích của chương trình chia thưởng này cho cả doanh nghiệp và người nhận, nhưng tại nhiều doanh nghiệp Việt, cơ chế chia thưởng này dường như đang bị “bóp méo” khi đối tượng nhận sở hữu chủ yếu là các lãnh đạo chủ chốt.

Theo nhận định của một chuyên gia phân tích, nhìn vào khía cạnh quản trị công ty, gói ESOP được kỳ vọng sẽ làm giảm độ cô đặc về sở hữu, đa dạng hóa và tăng số lượng cổ đông. Tuy nhiên, với thực tế này mức độ cô đặc về sở hữu cổ phiếu càng tăng lên.

Khi một số ít cổ đông nắm mọi quyền chi phối thì khả năng cao sẽ xảy ra những hành động bóp méo lợi nhuận kế toán trong ngắn hạn, như vậy ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông thiểu số trong dài hạn.

Bên cạnh đó, mục đích “giữ chân nhân tài” của chương trình ESOP cũng có vẻ chưa được đúng với thực tế cho lắm bởi thông thường tại các công ty, các nhân viên chủ chốt thường nắm giữ một lượng cổ phiếu phổ thông nhất định.

Khi được chia thưởng ESOP và hạn chế chuyển nhượng thì người này vẫn có thể hiện thực hóa lợi nhuận ngay tức thì thông qua việc bán ra một lượng cổ phiếu phổ thông tương ứng đã nắm giữ trước đó và giữ lượng cổ phiếu từ ESOP. Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước và sau ESOP là không thay đổi và nhân viên này thu ngay lợi nhuận từ ESOP.

Khi đó, không có gì đảm bảo gói ESOP sẽ giúp công ty gắn lợi ích và động lực của nhân viên với sự phát triển của doanh nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...