Cổ phiếu FLC chuyển dữ liệu sang UPCOM từ 22/2, khi nào được giao dịch?

Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) vừa thông báo về việc thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu FLC từ ngày 22/2.

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa thông báo về việc thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu FLC của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC từ thị trường HOSE sang thị trường UPCOM.

Lý do chuyển sàn cũng đã được thông báo trước đó là do Tập đoàn FLC bị huỷ niêm yết theo Quyết định số 51/QĐ-SGDHCM ngày 13/02/2023 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng nên tập đoàn này phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCOM theo quy định tại Điều 133 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính Phủ.

Việc chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký từ HOSE sang thị trường UPCOM không đồng nghĩa với việc cổ phiếu FLC đã được giao dịch trên UPCOM. Theo Phòng đăng ký chứng khoán của VSD, sau khi chuyển đăng ký, lưu ký, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC vẫn phải chờ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức ra thông báo mới được phép thực hiện các giao dịch đối với cổ phiếu FLC.

Sở giao dịch chúng khoán TP. HCM quyết định huỷ niêm yết toàn bộ cổ phiếu FLC là do tập đoàn này không đáp ứng các quy định về công bố thông tin trong giao dịch chứng khoán. Việc huỷ này đã được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và nhận thấy thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Ngay sau khi thông báo huỷ niêm yết cổ phiếu được ban hành, Tập đoàn FLC đã gửi tâm thư xin lỗi cổ đông đồng thời khẳng định sẽ cố gắng đưa cổ phiếu FLC niêm yết trên sàn UPCOM. Mọi quyền lợi của cổ đông đều sẽ được Tập đoàn FLC đảm bảo. 

Hội đồng quản trị và Ban điều hành Tập đoàn FLC mong cổ đông thông cảm cho những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt và cũng hy vọng cổ đông sẽ tiếp tục đồng hành trong giai đoạn này. 

Khi được niêm yết trên sàn UPCOM, cổ phiếu FLC sẽ là một trong 10 mã cổ phiếu có khối lương lưu hành lớn nhất trên sàn này, đứng ở vị trí thứ 8. Việc niêm yết trên sàn UPCOM có thể khiến cổ phiếu FLC đối mặt nhiều nguy cơ. 

Hồi tháng 4/2022, Tập đoàn này đã có lần phải gửi công văn đến Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đề nghị kiểm tra giao dịch đột biến trong ngày đối với cổ phiếu FLC và có các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư. 

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã tách bạch được những số liệu cụ thể trong phiên giao dịch ngày 1/4 của cổ phiếu FLC trong đó xác đinh được 34.228 tài khoản đã tham gia giao dịch 361.810.800 cổ phiếu FLC. Cụ thể, 26.623 tài khoản đặt mua 148.353.600 cổ phiếu và 10.093 tài khoản đặt bán 213.457.200 cổ phiếu. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 100.089.400 cổ phiếu, chiếm 14,1% khối lượng lưu hành cổ phiếu FLC.

Ngoài một tài khoản có số lượng khớp mua khá lớn, có 112 tài khoản có khối lượng khớp mua từ 100.000 cổ phiếu trở lên. Có 172 tài khoản có khối lượng khớp bán từ 100.000 cổ phiếu trở lên. Có 14 tài khoản cá nhân có khối lượng khớp bán từ 1 triệu cổ phiếu trở lên. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng bị thâu tóm của cổ phiếu FLC.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, để đưa ra nhận định về vấn đề này là rất khó. Có một số vấn đề như, trước áp lực giảm giá trong 2-3 phiên trước, gip cổ phiếu FLC đã dư bán sàn liên tục, thậm chí còn xuống dưới mức 10.000 đồng/cổ phiếu.

“Theo quan điểm của tôi, các nhà đầu tư có mục đích thâu tóm FLC là không rõ ràng. Vì theo logic, nếu là một nhà đầu tư mạnh, có nguồn vốn lớn, có ý định thâu tóm thật, thì với 2-3 phiên giảm mạnh vừa qua đã là cơ hội tốt để mua vào, chứ không để tình trạng dư bán sàn diễn ra", ông Minh nhấn mạnh.

Ở thời điểm hiện tại, mặc dù vẫn không thể có một đánh giá rõ ràng về khả năng cổ phiếu này bị thâu tóm nhưng khả năng đầu cơ thì có thể hiện hữu. Biên độ giao động của sàn UPCOM là cộng trừ 15%, trong khi các sàn HNX là cộng trừ 10% và sàn HOSE là cộng trừ 7,5% nên đây là sàn giao dịch được ưa thích của giới đầu cơ. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...