Đại hội đồng cổ đông bất thường của Tập đoàn FLC gặp áp lực gì sau "hung tin"?

Đại hội đồng cổ đông bất thường của Tập đoàn FLC dự kiến được chức vào ngày 4/3. Tuy nhiên, trước thềm đại hội, toàn bộ cổ phiếu của tập đoàn này đã bị huỷ niêm yết vào ngày 20/2. Đây có thể là một trong những vấn đề gây lợi cho cuộc họp sắp tới...
Đại hội đồng cổ đông bất thường của Tập đoàn FLC gặp áp lực gì sau "hung tin"?

Theo thông báo từ Tập đoàn FLC, phiên họp cổ đông bất thường lần thứ 2 dự kiến được tổ chức vào sáng ngày 4/3 tới, địa điểm tại tòa nhà Bamboo Airways. Danh sách cổ đông tham dự dựa theo danh sách đã chốt vào ngày 4/2 trước đó.

Nội dung chính của đại hội đồng cổ đông bất thường lần này vẫn là để thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên Hội đồng quản trị của ông Đặng Tất Thắng, đồng thời Tập đoàn FLC cũng sẽ bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị mới cho nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Đặng Tất Thắng đã xin từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC từ tháng 7/2022 đồng thời rời ghế Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tại hãng hàng không Bamboo Airways. Chính vì vậy, Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC nhiệm kỳ 2021-2026 hiện chỉ bao gồm 4 thành viên là Chủ tịch Lê Bá Nguyên, Phó Chủ tịch thường trực Bùi Hải Huyền, Phó Chủ tịch Doãn Hữu Đoàn và Thành viên Hội đồng quản trị độc lập Lê Thái Sâm.

Không chỉ có biến động ở Hội đồng quản trị, Tập đoàn FLC cũng xảy ra xáo trộn nhân sự ở ban Kiểm toán nội bộ khi bà Trần Thị Mỹ Dung, thành viên cuối cùng trong bộ phận này xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. Trước đó, ông Nguyễn Mạnh Cường, thuộc bộ phận này đã gửi đơn xin từ nhiệm cũng vì lý do tương tự. Hiện, Ban kiểm soát nội bộ của Tập đoàn FLC đã không còn ai.

Tại cuộc họp này, Tập đoàn FLC sẽ phải bầu bổ sung thành công thành viên đang khuyết của Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát cũng như các vị trí chủ chốt của các công ty thành viên. Tuy nhiên, với "trát" huỷ niêm yết toàn bộ cổ phiếu FLC, có vẻ như áp lực trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường của tập đoàn này gia tăng. 

Bởi lẽ, nếu Đại hội đồng cổ đông bất thường này không được tổ chức hay tại đại hội, Tập doàn FLC không thể bổ sung thành viên trong Hội đồng quản trị thì việc đưa ra các quyết định quan trọng của Tập đoàn trong đó có tương lai của cổ phiếu FLC sẽ khó khăn. 

Ngay sau khi nhận "tin dữ" từ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Tập đoàn FLC đã có ngay động thái "xin đặc ân" với lời giải thích về tính bất khả kháng khi không thể tuân thủ những yêu cầu công bố thông tin theo quy định giao dịch chứng khoán. Nếu mong muốn này không được Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM chấp thuận, Tập đoàn FLC sẽ phải tìm cách đưa toàn bộ cổ phiếu FLC giao dịch trên thị trường UPCoM. 

Theo quy định hiện hành, điều kiện chứng khoán niêm yết trên sàn UPCoM của các công ty bị huỷ niêm yết chính là công ty vẫn phải đảm bảo yêu cầu là công ty đại chúng. Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ có thông báo thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu từ HOSE sang UPCoM.  Việc đăng ký và giao dịch chứng khoán phải thực hiện theo quyết định của Sở giao dịch chứng khoán có liên quan. Ở đây chính là Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), đơn vị đang vận hành sàn UPCoM. 

Tuy nhiên, để duy trì được khả năng giao dịch trên sàn UPCoM, Tập đoàn FLC vẫn phải tuân thủ các yêu cầu chung về giao dịch trên sàn này. Cụ thể, 5 năm liền trước năm đăng ký chào bán đại chúng phải có lãi, không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán. Hoạt động chào bán, niêm yết cũng như cách thu hồi vốn của công ty phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Trong khi đó, thế khó của Tập đoàn FLC chính là đơn vị kiểm toán chưa đưa ra được báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành. 

Phiên họp cổ đông bất thường lần 1 của Tập đoàn FLC (diễn ra vào ngày 5/2) đã không thành công do không có đủ 50% số lượng cổ phần có quyền biểu quyết tham dự. Trong phiên họp này, Phó Chủ tịch thường trực Bùi Hải Huyền là lãnh đạo duy nhất của công ty xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm