Cổ phiếu ngành hàng không: Cần nhìn vào triển vọng 5 năm 10 năm

Trước những khó khăn mà ngành hàng không đang phải đối mặt do dịch bệnh Covid-19, các chuyên gia cho rằng những ảnh hưởng xấu này chỉ xảy ra trong ngắn hạn, còn triển vọng dài hạn cần phải có cái nhìn xa hơn.
Cổ phiếu ngành hàng không: Cần nhìn vào triển vọng 5 năm 10 năm

Những thông tin không mấy khả quan về diễn biến dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là sau khi Hàn Quốc liên tục công bố số người nhiễm gia tăng mạnh đã tiếp tục tạo ra tâm lý không mấy tích cực với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu ngành hàng không tiếp tục gây chú ý vì đây là ngành sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách phòng chống dịch bệnh.

Tính đến phiên giao dịch ngày 21/2, cổ phiếu HVN của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đang có mức giá 26.900 đồng/cp, giảm 21,6% so với đầu năm, tương đương vốn hoá thị trường của HVN "bốc hơi" gần 11.000 tỷ đồng chỉ trong gần 2 tháng.

“Khổ” vì virus

Tương tự, cổ phiếu VJC của Vietjet Air cũng "đánh rơi" hơn 10.000 tỷ đồng khi giá trị giảm mạnh từ mức 148.000 đồng/cp hồi đầu năm về mức 128.600 đồng/cp như hiện nay; cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng giảm 22,5% từ 77.400 đồng/cp xuống còn 60.000 đồng/cp trong gần 2 tháng đầu năm, vốn hoá thị trường giảm còn 130.619 tỷ đồng.

Cổ phiếu của các doanh nghiệp phụ trợ trong ngành hàng không cũng chịu chung cảnh giảm giá như cổ phiếu AST của CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco vừa có 5 phiên giảm liên tiếp (từ 17-21/2) về mức giá 69.500 đồng/cp.

Tại mức giá này AST đã giảm hơn 18,2% giá trị so với đầu năm, vốn hoá thị trường giảm tương đương 697,5 tỷ đồng; cổ phiếu ARM của CTCP Xuất nhập khẩu hàng không Cencon Việt Nam giảm 17,8%; cổ phiếu NCS của CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài giảm gần 12%...

Thực tế, việc đóng cửa đường bay vàng tới Trung Quốc đại lục do dịch bệnh Covid-19 đã gây thiệt hại rất lớn đối với hàng không Việt Nam. Cùng đó, thị trường nội địa Việt Nam và các thị trường hàng không khu vực khác cũng đang bị ảnh hưởng trầm trọng.

Để cứu vãn tình hình, trước mắt các hãng hàng không đua nhau giảm giá vé từ 50 - 100% trên các chặng bay trong nước và quốc tế. Cụ thể, Vietnam Airlines công bố bán vé 0 đồng - mức giá rẻ chưa từng có tiền lệ của hãng bay quốc gia, trong khi đó Vietjet cũng giảm 50% giá vé trên tất cả các chặng bay.

Là đơn vị trực tiếp quản lý và khai thác 21 cảng hàng không-sân bay trên cả nước, ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) - cho hay: Trong năm 2020, dự kiến thị trường vận tải hàng không Việt nam sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng ở cả trong nước và quốc tế.

“Tính đến hết năm 2020, tổng sản lượng vận chuyển hành khách thông qua toàn mạng cảng ước giảm hơn 35 triệu hành khách, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ước đạt 1.700 tỷ đồng, giảm hơn 6.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm” - Chủ tịch ACV thông tin.

Cơ hội dài hạn

CTCK KB Việt Nam (KBSV) cho biết, dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngành hàng không. Với kịch bản khách quốc tế không tăng trưởng năm nay cùng với cạnh tranh giá vé khi thị trường có thêm các hãng mới, Vietnam Airlines và Vietjet Air sẽ khó duy trì đà tăng trưởng doanh thu từ vận chuyển hành khách.

Theo đó, có thể khẳng định rằng kết quả kinh doanh quý I và quý II của doanh nghiệp ngành hàng không sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. “Tuy nhiên, theo tôi đây là những ảnh hưởng xấu xảy ra trong ngắn hạn trong một hai quý, còn triển vọng dài hạn của doanh nghiệp hàng không hầu như không bị ảnh hưởng”, đạ diện của KBSV cho biết.

Dẫn chứng cho lập luận này, đại diện KBSV cho biết, tham chiếu lại các khoảng thời gian các dịch bệnh trong quá khứ như dịch bệnh SARS (2003), vào thời điểm đó trên thị trường chứng khoán thế giới nhóm cổ phiếu hàng không cũng đã giảm điểm rất mạnh khi dịch bệnh xảy ra. Nhưng đây cũng là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường khi đợt dịch qua đi.

Hơn nữa, dù khó tăng doanh thu từ vận chuyển hành khách nhưng cả Vietjet Air hay Vietnam Airlines đều vẫn có cơ hội duy trì tăng trưởng dương cho lợi nhuận nhờ hoạt động sale and leaseback (hoạt động bán tái thuê máy bay).

Trước đó, doanh thu vận tải hàng không năm 2019 của Vietjet Air tăng 21% nhưng hoạt động từ sale and leaseback lại giảm khiến lợi nhuận sau thuế năm 2019 của Vietjet Air giảm từ 5.335 tỷ đồng xuống 4.219 tỷ đồng.

Tương tự, trong năm 2019, dù doanh thu vận tải hàng không của Vietnam Airlines tăng nhẹ từ 78.572 tỷ đồng lên 78.855 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại giảm từ 2.599 tỷ đồng xuống 2.517 tỷ đồng do hoạt động sale and leaseback chưa sôi nổi.

Vì vậy, khi doanh thu vận tải hàng không bị ảnh hưởng bởi dịch virus corona, các hãng hàng không hoàn toàn có thể duy trì tăng trưởng dương bằng cách đẩy mạnh hoạt động này.

Về triển vọng trong tương lai của nhóm ngành hàng không, đại diện KBSV cho rằng, khi đánh giá triển vọng của doanh nghiệp ta cần nhìn vào triển vọng trong khoảng thời gian 5 năm 10 năm thì dịch bệnh sẽ không tác động đến triển vọng dài hạn của các doanh nghiệp hàng không.

Xem thêm

Các ngân hàng không được tăng lãi suất kể cả lãi suất huy động

Các ngân hàng không được tăng lãi suất kể cả lãi suất huy động

Đây là chỉ đạo của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại Hội nghị triển khai các các giải pháp cụ thể, phối hợp tính toán thiệt hại để có phương án tín dụng phù hợp, đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch do virus Corona (nCoV) gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...