Con đường từ nữ bồi bàn thành chủ tịch thương hiệu tỷ đô

Xuất phát điểm với công việc giản đơn, Kat Cole đã nhanh chóng trở thành nữ chủ tịch của thương hiệu Cinnabon – chuỗi cửa hàng và quầy bán đồ nướng nổi tiếng thế giới trị giá một tỷ USD.
Con đường từ nữ bồi bàn thành chủ tịch thương hiệu tỷ đô

Khi khởi nghiệp, Cole chỉ là một nữ phục vụ bàn trong nhà hàng Hooters. Tuy nhiên bằng năng lực và những bí quyết của bản thân, cô nhanh chóng trở thành Phó chủ tịch trẻ nhất của Hooters sau khi giúp tập đoàn này mở rộng quy mô hoạt động ra khắp thế giới.

Khi sự nghiệp đang trên đà thăng tiến, Cole đầu quân sang Cinnabon – thương hiệu mà chính cô là người đã hồi sinh và biến nó trở thành một doanh nghiệp trị giá một tỷ USD.

“Tôi tin rằng, bất cứ ai cũng có thể khởi nghiệp và xây dựng một thương hiệu trị giá một tỷ USD”, nữ chủ tịch 37 tuổi nói. Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, Cole cho rằng có 3 bài học quan trọng nhất đối với một người làm kinh doanh.

Trung thực, tin cậy và tự tin với thứ mà bạn đang gây dựng 

Cùng với sự minh bạch, những nguyên tác này sẽ giúp mọi người nhận ra bạn trên thị trường, theo Cole.

Càng gần gũi, thân thiết với khách hàng càng tốt

Bất cứ ai ghi tweet cho cô, Cole đều dành thời gian để trả lời tất cả. Đây là một cử chỉ rất nhỏ nhưng lại giúp Cole gần gũi hơn với khách hàng.

Làm đúng việc vào đúng thời điểm

Nguyên tắc này sẽ rất giúp ích cho bạn trong các mối quan hệ đối tác, những lần giới thiệu sản phẩm hay những quyết định huy động vốn.

Kim Dung/Thương Gia/Business Insider

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...