Công bố cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng và đồng phạm

TAND TP Hà Nội hôm nay đưa bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo khác ra xét xử tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và "Tham ô tài sản”
Công bố cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng và đồng phạm

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

1. Bị cáo Đinh La Thăng: Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Sau đó ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Hành vi nêu trên của ông Đinh La Thăng phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra, bị cáo Thăng thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. VKSND Tối cao cho rằng, bị cáo Đinh La Thăng có nhiều thành tích trong quá trình công tác là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

2. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh: Giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng; quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng cấp dưới lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

Trong đó, Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

Hành vi của Trịnh Xuân Thanh phạm vào các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 3 điều 165 và khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra, Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội, sau khi phạm tội đã bỏ trốn, gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra là những tình tiết mà VKSND Tối cao cho rằng cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc.

3. Bị cáo Phùng Đình Thực: Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN) đã cùng Đinh La Thăng có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng không đúng mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Hành vi của bị can Phùng Đình Thực phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra, bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn; bị cáo có nhiều thành tích trong quá trình công tác là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

4. Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh: Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) đã có hành vi đồng phạm với Đinh La Thăng trong việc chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó tham gia việc chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Hành vi của Nguyễn Quốc Khánh phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra, bị cáo thừa nhận một phần trách nhiệm của mình, có nhiều thành tích trong quá trình công tác, là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

5. Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn: Trong quá trình thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) biết rõ hợp đồng EPC số 33 được ký trái quy định, nhưng vẫn chỉ đạo Ban QLDA tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Hành vi của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

6. Bị cáo Vũ Đức Thuận: Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC) là người ký hợp đồng EPC số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng trái quy định và tham gia việc quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này sai mục đích không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Trên cương vị là Tổng giám đốc PVC, Vũ Đức Thuận có vai trò cùng với bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo cấp dưới hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

Cá nhân bị cáo Vũ Đức Thuận được ăn chia số tiền 800 triệu đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng 1,5 tỷ đồng trong tổng số hơn 13 tỷ đồng chiếm đoạt được.

Hành vi của bị cáo Vũ Đức Thuận phạm vào các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 3 điều 165 và khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra, bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, có nhiều thành tích trong quá trình công tác, có trách nhiệm cùng gia đình khắc phục hậu quả 800 triệu đồng, là những tình tiết mà VKSND Tối cao cho rằng cần xem xét khi quyết định hình phạt.

7. Bị cáo Nguyễn Anh Minh: Trong quá trình làm Phó Tổng giám đốc PVC, bị cáo Minh đã cùng các bị cáo khác lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng-Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

Media player poster frame
Bị cáo Nguyễn Anh Minh hưởng lợi hơn 3,6 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị cáo khác trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng, trong tổng số hơn 13 tỷ đồng chiếm đoạt được.

Hành vi của Nguyễn Anh Minh phạm vào tội "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra, bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, có trách nhiệm cùng với gia đình khắc phục hậu quả số tiền hơn 2,2 tỷ đồng, là những tình tiết VKSND Tối cao thấy cần xem xét khi quyết định hình phạt.

8. Bị cáo Lương Văn Hòa: Với vị trí là Giám đốc Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC, bị cáo Hòa đã cùng bị cáo Nguyễn Anh Minh lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

Cá nhân bị cáo Hòa được ăn chia hơn 757 triệu đồng. Hành vi của bị cáo Hòa phạm vào tội "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra, bị can khai báo thành khẩn, đã có trách nhiệm cùng với gia đình khắc phục hậu quả số tiền hơn 2,4 tỷ đồng là những tình tiết cần xem xét khi quyết định hình phạt.

9. Bị cáo Bùi Mạnh Hiển: Thực hiện chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, với vị trí là Chánh Văn phòng PVC, Bùi Mạnh Hiển đã tiếp nhận tiền do bị cáo Lương Văn Hòa hợp thức hồ sơ rút từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch chuyển lên PVC để chia nhau sử dụng.

Cá nhân bị cáo Hiển được ăn chia 400 triệu đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị cáo khác trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

Hành vi của Bùi Mạnh Hiển phạm vào tội "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999. Quá trình điều tra, bị cáo khai báo thành khẩn, đã có trách nhiệm cùng với gia đình khắc phục hậu quả số tiền 300 triệu đồng, là những tình tiết cần xem xét khi quyết định hình phạt.

10. Bị cáo Ninh Văn Quỳnh: Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Quỳnh là kế toán trưởng - Trưởng Ban Tài chính Kế toán PVN biết Hợp đồng EPC số 33 được ký và thực hiện trái quy định, nhưng vẫn đề xuất với Nguyễn Xuân Sơn trong việc chuyển tiền cho Ban QLDA để Ban QLDA chi tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng.

Hành vi của bị can Ninh Văn Quỳnh phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra, bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, có nhiều thành tích trong quá trình công tác là những tình tiết cần xem xét khi quyết định hình phạt.

11. Bị cáo Lê Đình Mậu: Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, là Phó Trưởng Ban tài chính Kế toán Kiểm toán PVN được giao quản lý vốn đầu tư, bị cáo Mậu biết hợp đồng EPC số 33 được ký trái quy định vẫn tham gia vào việc tham mưu, đề xuất với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trong việc quyết định việc cấp tạm ứng đợt 3 và đợt 4 số tiền hơn 817 tỷ đồng để Ban QLDA chi tạm ứng cho PVC trái quy định tại khoản 6 điều 17 nghị định số 48/2010/NĐ-CP, để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm sử dụng sai mục đích không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, góp phần gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Hành vi của bị cáo Lê Đình Mậu phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra, bị cáo khai nhận một phần trách nhiệm của mình, có nhiều thành tích trong quá trình công tác là những tình tiết cần xem xét khi quyết định hình phạt...

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…