Công khai xếp hạng ngân hàng: Nên hay không?

Trong bối cảnh như hiện nay, dù lãi suất tiền gửi liên tiếp đi xuống nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn nhưng gửi tiền vào ngân hàng vẫn được nhiều người dân, thậm chí doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, thứ duy nhất mà người gửi tiền có thế nhìn thấy được.
Công khai xếp hạng ngân hàng: Nên hay không?

Tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN có hiệu lực ngày 1/4/2019 đã có quy định, quản lý kết quả xếp hạng. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp kết quả xếp hạng cho bên thứ ba dưới bất kỳ hình thức nào.

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị khác thuộc NHNN và các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước khác thuộc đối tượng được cung cấp kết quả xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 thông tư này phải thực hiện lưu trữ và sử dụng kết quả xếp hạng theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng.

Lý giải nguyên nhân của việc không công khai kết quả xếp hạng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, việc xếp hạng cho các ngân hàng thuộc về diện quản lý của Ngân hàng Nhà nước, không phải phục vụ cho khách hàng hay các thành phần kinh tế nên sẽ mang tính chất bảo mật cao.

Hiện có 5 mức xếp hạng gồm A (tốt), B (khá), C (trung bình), D (yếu), E (yếu kém). Dựa trên xếp hạng này, điều hành sẽ có các biện pháp khác nhau từ mạnh cho tới yếu nhằm ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ của từng ngân hàng cũng như rủi ro lan truyền toàn hệ thống.

Còn nhớ, ngay từ khi Thông tư 52 mới còn ở dạng Dự thảo đã có nhiều luồng quan điểm về việc không công khai kết quả xếp hạng ngân hàng ra bên ngoài.

Bên cạnh ý kiến đồng quan điểm với NHNN thì vẫn có ý kiến cho rằng nên công khai kết quả xếp hạng, đặc biệt là xếp hạng ngân hàng cho công chúng, nhà đầu tư biết để họ có thể lựa chọn và an tâm khi gửi tiền của mình.

Một chuyên gia cho rằng, nhu cầu của người dân về tình hình "sức khỏe" của ngân hàng rất bức thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đã trải qua nhiều cú sốc trên thị trường tài chính - ngân hàng và thông tin xếp hạng là cần thiết để họ tự thẩm định TCTD trước khi gửi tiền tiết kiệm, thay vì chỉ nhìn vào lãi suất huy động như hiện nay.

Thực tế, việc ngân hàng không được công khai xếp hạng công khai như hiện nay có thể mang đến rất nhiều hệ lụy bởi tâm lý người dân Việt Nam luôn cho rằng “ngân hàng không bao giờ phá sản” bởi có Nhà nước đảm bảo phía sau.

Điều này đồng nghĩa với việc mức độ rủi ro của những ngân hàng có vốn điều lệ lớn và bề dày hoạt động cũng ngang với các ngân hàng nhỏ, mới thành lập. Theo đó, người gửi tiền cứ xem ngân hàng nào có lãi suất cao thì gửi với một niềm tin là nếu có việc gì xảy ra sẽ có Ngân hàng Nhà nước can thiệp và đảm bảo nên không cân nhắc giữa mức độ rủi ro với lãi suất. 

Trong khi đó, có thể có tình trạng ngân hàng huy động tiền với lãi suất cao sau đó đi đầu tư vô tội vạ, cho vay các công ty sân sau... rồi khi xảy ra chuyện thì NHNN phải ra tay can thiệp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình hình nợ xấu tăng cao.

Cũng theo TS Nguyễn Trí Hiếu, việc xếp hạng của NHNN chỉ dùng cho nội bộ là đúng đắn nhưng với các ngân hàng yếu kém thì phải công khai.

Dẫn ví vụ các ngân hàng ở Mỹ, ông Hiếu cho biết nếu ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn từ 8% đến 5% họ chỉ cảnh báo. Nhưng từ 5% xuống đến 3% họ sẽ phát hành một lệnh ngừng hoạt động. Dưới lệnh đó, cơ quan quản lý có thể đóng cửa ngân hàng bất cứ lúc nào.

Theo đó, Việt Nam cũng cần có một cơ chế cảnh báo như trên. Thời gian trước, NHNN đưa thanh tra vào để kiểm soát toàn diện 3 ngân hàng, sau 2 năm với một loạt các cuộc họp đại hội cổ động thì mua lại các ngân hàng này với giá 0 đồng. Tuy nhiên, trước đó, rất ít người biết các ngân hàng này bị rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt, không có bất kỳ cảnh báo nào.

Cũng có những ý kiến khác cho rằng, nếu công bố xếp hạng sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng người dâ đổ xô rút tiền ở những ngân hàng yếu kém gây rủi ro cho hệ thống. Tuy nhiên, cũng là động lực để các ngân hàng hoàn thiện , nâng cao tính minh bạch góp phần phát triển nền kinh tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...