Công ty Nhà Thủ Đức có thêm một quý kinh doanh bị lỗ

Kết quả kinh doanh quý II/2022 của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (HOSE: TDT) không mấy khả quan, trong đó có việc lỗ ròng hơn 16 tỷ đồng, nhất là sau khi thoái vốn hàng loạt khỏi các dự án trong năm 2021.

Cụ thể, trong quý II/2022, doanh thu thuần của TDH chỉ ghi nhận hơn 10 tỷ đồng, giảm 91% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lãi gộp giảm 88%, chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng.

Tính tới ngày 30/6/2021, TDH sở hữu 8 công ty con trực tiếp và 3 công ty con gián tiếp. Nhưng chỉ sau 1 năm, TDH chỉ còn 6 công ty con trực tiếp, trong đó CTCP Lộc Phú Nhân vừa chính thức giải thể từ ngày 13/6/2022. 

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức
Đáng chú ý TDH tiếp tục không sử dụng bất kỳ khoản vay nợ nào

Việc thoái vốn tạo mức nền cao về doanh thu tài chính trong quý II/2021, dẫn đến doanh thu quý II/2022 sụt giảm nặng nề 98% (còn 4 tỷ đồng) do không còn ghi nhận các khoản doanh thu đột biến từ hoạt động thoái vốn. 

Về chi phí, dù đã giảm mạnh so cùng kỳ, nhưng chi phí tài chính và chi phí quản lý của TDH đều lớn hơn lãi gộp. Do đó, TDH báo lỗ ròng hơn 16 tỷ đồng trong quý II/2022, trong khi cùng kỳ lãi hơn 140 tỷ đồng.

Dù báo lỗ trong quý II nhưng nhờ kết quả quý I tích cực nên lũy kế nửa đầu năm, Nhà Thủ Đức vẫn lãi ròng hơn 43 tỷ đồng, giảm 75%. Việc TDH có thể báo lãi trong quý I/2022 chủ yếu nhờ khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư gần 52 tỷ đồng.

Thực tế, hoạt động kinh doanh quý đầu năm của công ty Nhà Thủ Đức cũng bết bát không kém quý II khi doanh thu giảm đến 94% so với cùng kỳ. Không những thế, công ty còn lỗ gộp hơn 2 tỷ đồng sau khi trừ đi giá vốn. 

Bên cạnh không còn sở hữu các công ty con có dự án tiềm năng, kết quả đáng thất vọng của TDH nửa đầu năm diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục thay đổi nhân sự. Cụ thể, từ tháng 2-6/2022, chiếc ghế Chủ tịch HĐQT có đến 4 người ngồi.

Hiện tại, người đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Nhà Thủ Đức là ông Nguyễn Huy Hoàng.

Trên báo cáo tài chính, tổng tài sản của TDH ghi nhận 1,802 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tiền và tiền gửi ngắn hạn của công ty chỉ còn hơn 76 tỷ đồng, giảm 43%.

Trong khi đó, nợ phải trả gần như đi ngang so với cuối năm 2021, ghi nhận 1,176 tỷ đồng, nhưng TDH tiếp tục không sử dụng bất kỳ khoản vay nợ nào.

Có thể bạn quan tâm